Nhưng các khoa học gia sớm chỉ ra một lỗ hổng về sự an toàn trong mẫu thiết kế này: nếu để chai nước hình quả bóng dưới ánh nắng mặt trời khoảng một phút, vật đằng sau nó bị bắt lửa.
Vì sao lại có hiện tượng này? Về nguyên tắc quang học, chai nước hình cầu chính là một thấu kính hội tụ. Ánh sáng mặt trời khi đi xuyên qua vật thể hình cầu chứa chất lỏng sẽ hội tụ thành một chùm tia, hướng về một điểm. Nguyên lý này giống như cách mà mọi người thường dùng kính lúp để đốt cháy lá cây hoặc giấy.
Khi đủ nhiệt lượng, đặc biệt là dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, ánh sáng xuyên qua chai nước hình cầu đủ sức để đốt cháy nhiều thứ.
Trên thực tế, các sở cứu hỏa ở Mỹ thường khuyên người lái xe không nên để các chai nước (luôn có một phần dạng hình cầu) ở những nơi mà ánh nắng chiếu vào. Với một chai nước hoàn toàn là hình cầu, khả năng gây cháy hiển nhiên còn cao hơn.
Trước đây, ít ai nói đến vấn đề này với chai nước vì chuyện chai nước hình cầu là rất hiếm.
Video: Chai nước World Cup được cảnh báo không an toàn |
Dù bị giới khoa học chỉ trích nhưng nhà sản xuất Svyatoi Istochnik đã từ chối nhận trách nhiệm cũng như khuyến cáo người dân để các chai nước này tránh xa ánh nắng mặt trời. Ở các cửa hàng tại Mockva và Petersburg, mặt hàng này vẫn được bày bán rất nhiều.
Dù vậy, với mùa hè đầy nắng ở nước Nga, du khách mùa World Cup nên cẩn thận với chai nước hình quả bóng tròn này.