Theo Đông y, vỏ cây sữa vị đắng, tính lạnh, có tính năng thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra còn dùng chữa tiêu chảy, phân sột sệt, thất thường hoặc kiết lỵ.

Cây hoa sữa có thân thẳng, gốc có thể có khía nâu, vỏ nứt nẻ dọc mùn, nhựa màu trắng đục, thịt vỏ màu trắng. Cành: Mọc vòng, xếp thành tầng. Lá: đơn nguyên hình trứng ngược, dài 10 - 25 cm, rộng 4 - 7 cm, đầu tù hoặc hơi lõm, đuôi nêm, mọc vòng 5-8 chiếc. Hoa: Nhỏ, màu vàng nhạt, mùi thơm hắc. Gọi là cây sữa vì toàn cây khi bị thương tổn thì nhựa chảy ra trắng như sữa.

Cây hoa sữa chữa đau răng ảnh 1

Theo Đông y, vỏ cây sữa vị đắng, tính lạnh, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, binh suyễn, chỉ khát, triệt ngược, kiện vị. Bộ phận làm thuốc: Dùng vỏ thân phơi khô tán bột làm viên, ngâm rượu, nấu cao. Công hiệu đối với người tạng nhiệt, khô gầy, ăn kém không biết ngon... Ngoài ra còn dùng chữa tiêu chảy, phân sột sệt, thất thường hoặc kiết lỵ, thấp khớp dạng sưng - nóng - đỏ - đau, kinh nguyệt không đều…

Một số vị thuốc từ cây hoa sữa:

- Chữa bạch huyết cấp - kèm ho hen:Vỏ sữa 15g, tử thảo 15g, ngũ vị tử 15g, anh túc xác 6g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Chữa nôn mửa, thiếu máu do hóa trị liệu:Lá sữa 20g sao vàng sắc uống.

- Chữa kém ăn:Bột vỏ cây sữa phơi khô hoặc sấy khô tán mịn: Ngày uống 1 - 3g bột, uống với nước nóng hoặc sắc.

- Chữa đau răng:Nước sắc đặc vỏ cây sữa dùng ngậm.

Theo Nông Nghiệp Việt Nam - NT