Singapore, dân số chỉ cỡ bằng 5% của Việt Nam, diện tích chỉ nhỉnh hơn 1 huyện của TPHCM. Nếu so sánh quốc gia với quốc gia, số công trình khoa học công bố trên các tạp chí ISI của VN chỉ bằng 1/5 Singapore, nhưng nếu so sánh trên dân số, tỷ lệ ấy dưới 0 không biết bao nhiêu lần.

 » Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lời nói thật với các nhà khoa học

 » Nhà khoa học, tiến sỹ nhiều nhưng vì sao giống phải mua của Trung Quốc?
 

ptt_snnr.jpg?width=440Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017. Ảnh: VNExpress

    “Số công trình khoa học công bố trên các tạp chí ISI của Việt Nam trong 5-6 năm qua đã tăng 20%. Nhưng nói lại, nhìn xung quanh, chúng ta chỉ bằng 1/3 của Thái Lan, 1/5 của Singapore... Còn bằng sáng chế thì chỉ bằng 1/3 của Thái Lan, 1/1240 của Hàn Quốc và 1/3170 của Trung Quốc... Chúng ta có trăn trở không? Có day dứt không?"- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi trong lễ trao giải thưởng khoa học Tạ Quang Bửu vừa diễn ra.

    Câu trả lời của đa số người dân có lẽ là có day dứt. Bởi phải nói thêm rằng: Chẳng hạn như Singapore, dân số chỉ cỡ bằng 5% của Việt Nam, còn diện tích, chỉ nhỉnh hơn 1 huyện của TP HCM. Nếu so sánh quốc gia với quốc gia, chúng ta chỉ bằng 1/5 Singapore, nhưng nếu so sánh trên dân số, tỷ lệ ấy dưới 0 không biết bao nhiêu lần. Vấn đề lại ở chỗ không phải người Việt kém thông minh hơn người Singapore.

    Người dân cũng trăn trở, nhưng không phải vì “số ít” các công bố, sáng chế ấy, mà bởi ngay cả số ít ấy cũng đang rất xa thực tế.

    Hãy cứ nhìn tấm lưng còng nông dân thì biết. Trong khi số giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học của ta lên tới con số hàng chục ngàn, thì như cả ngàn năm nay, phương thức canh tác vẫn là “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”! Và dẫu được xem là ít ỏi, hàng năm, vẫn có một khoản 15-16 ngàn tỷ từ tiền thuế thấm đẫm mồ hôi nước mắt ấy được chi dùng cho nghiên cứu KHCN.

    Vừa tuần trước, xuất hiện trên báo chí một anh nông dân chế máy cấy, vì trăn trở với tấm lưng đau của vợ.

    Đây là thông số: Công suất của máy 4 sào/ngày, nhanh bằng 7-8 người cấy. Giá máy khoảng 3 triệu đồng, so với từ 8-15 triệu đồng “hàng bãi rác” nhập khẩu với thuế suất 0%.

    Giáo sư tiến sĩ đông đảo hùng hậu mà để làm gì khi đến một cái máy cấy người nông dân cũng phải tự mò mẫm.

    Khoa học, công nghệ cao siêu tháp ngà mà để làm gì khi nghiên cứu xong, giải ngân xong liền “cất hộc bàn”.

    “Cất hộc bàn” là từ dùng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi vừa tháng trước, ông khuyến cáo các nhà khoa học “Đừng để bỏ ra hàng trăm, hàng ngàn tỷ cho nghiên cứu nhưng đề tài nằm ở hộc bàn”.

    Không khó để nhận ra không ít trong các “công trình”, “nghiên cứu” ở ta chỉ đồng nghĩa với giải ngân. Nghiên cứu cứ nghiên cứu, còn có hiệu quả không, còn áp dụng vào thực tế thế nào thì “hậu xét”.

    Có lẽ, để trả lời câu hỏi day dứt của Phó Thủ tướng thì không thể chỉ trông chờ vào sự day dứt của các nhà khoa học mà cần có một quy định giấy trắng mực đen.

    Khoa học gì cũng chỉ được nghiệm thu, giải ngân khi chúng được áp dụng trong thực tế.

    Theo Báo Lao động

    TIN LIÊN QUAN