Cuộc làm việc được tiến hành theo chương trình giám sát công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Diện tích cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Quỳ Hợp mới chỉ đạt 1.417,44/10.434,3 ha (hơn 13,5%); diện tích cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn cũng chỉ đạt 109.88/779.57 ha (hơn 14%)
Lãnh đạo UBND huyện Quỳ Hợp đã nêu lên một số nguyên nhân khách quan như một số đơn vị tư vấn đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm hoàn chỉnh hồ sơ; không cử cán bộ có mặt trực tiếp tại xã bổ sung.
Trình độ năng lực của một số cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm và chưa nắm rõ lịch sử, nguồn gốc, quá trình sử dụng đất của nhân dân.
Trong quá trình xét, thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc xác nhận nguồn gốc, thời gian sử dụng đất của một số xã chưa phản ánh đúng với thực tế sử dụng.
Ngoài ra, một số người dân, chủ sử dụng đất chưa ý thức được quyền lợi của việc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa tự giác thực hiện trách nhiệm, chậm trễ trong kê khai, đăng ký; nhiều trường hợp còn biểu hiện trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước trong thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan…
Tuy nhiên, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh cũng nhấn mạnh, còn nhiều bất cập trong công tác quản lý đất đai, một số chính quyền cấp xã đang còn buông lỏng và thờ ơ trong vấn đề này, chuyển đổi đất không đúng mục đích…
Từ đó, Trưởng đoàn giám sát đề nghị huyện Quỳ Hợp chỉ đạo rà soát tổng thể đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng, hạn chế…
Người đứng đầu Ban Pháp chế HĐND tỉnh cũng đề nghị huyện Quỳ Hợp tăng cường kiểm tra, đảm bảo thời hạn giải quyết tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đúng hạn; quan tâm xây dựng cơ sở dữ liệu, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân.