Rất nhiều độc giả khi chia sẻ đều chung quan điểm cho rằng cần thiết phải triển khai quy hoạch báo chí để giảm thiểu tình trạng nhiễu loạn thông tin.
 
Như Infonet đã đưa tin, hôm nay 25/9/2015, tại Hà Nội sẽ diễn ra Hội nghị phổ biến Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
 
Đề án Quy hoạch phát triển quản lý báo chí toàn quốc đến 2025 đã được Bộ Chính trị thông qua từ hồi tháng 3/2015, và rất cần được triển khai nhằm đảm bảo cho các cơ quan báo chí phát triển lành mạnh, đúng hướng hơn.
 
Rất nhiều độc giả khi chia sẻ với Infonet đều chung quan điểm cho rằng cần thiết phải triển khai quy hoạch báo chí để giảm thiểu tình trạng nhiễu loạn thông tin.
 
Dưới đây là một số ý kiến tiêu biểu của công chúng độc giả tại Hà Nội đã được phóng viên Infonet phỏng vấn.
 
Hiện tôi thường chủ động vào xem tin tức ở 2 trang Dân Trí và VnExpress, và cũng có xem những tin “đập vào mắt” được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook, tuy nhiên, thường chỉ xem lướt qua các tiêu đề, thấy nội dung nào hữu ích thì tôi mới click chuột xem tiếp. 
 
Tôi rất bức xúc trước những thông tin giật gân, câu view của một số bài báo,  và cũng thấy khó chịu với các tin bài đưa hời hợt, không kiểm chứng được, gây nhiễu loạn thông tin. Nếu việc quy hoạch báo chí có thể giảm đi tình trạng nhiễu loạn thông tin, kiểm soát được việc đưa tin vô trách nhiệm thì tôi nghĩ là rất cần thiết.
images1387837_nghiem_tuan_anh.jpgĐộc giả Nghiêm Anh Tuấn - Hà Nội:
Hiện nay, với sự bùng nổ CNTT, con người sống trong một thế giới phẳng, thông tin có thể nói đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Nhiều thông tin được truyền tải có vai trò định hướng dư luận cũng như nói lên tiếng nói đúng đắn của xã hội, của người dân.
 
Sự thật trong thông tin báo chí luôn cần thiết. Tuy nhiên, một số tờ báo mạng hiện nay hay có những thông tin sai lệch, dùng thông tin vào mục đích khác, gây nhiễu loạn thông tin, gây mất niềm tin của độc giả.
 
Có thể, ở một góc độ nào đó về lý thuyết, những trang thông tin như vậy sẽ tự bị đào thải và chết. Nhưng đợi đến khi đó thì nó có thể đã thực hiện "đủ vai trò" gây nhiễu loạn thông tin, gây nhiễu loạn đời sống xã hội rồi. Do đó, theo tôi nghĩ, cần có sự quản lý và điều tiết của các cơ quan quản lý báo chí, bằng cách này hay cách khác, trong đó có việc quy hoạch lại hệ thống báo chí.
 
 
Mỗi ngày tôi thường dành 1  -2 tiếng để đọc báo trong nước, và khoảng 30 phút đọc báo nước ngoài, tuy nhiên chỉ đọc báo online. Các báo trong nước tôi hay đọc gồm 2 loại: báo đại chúng thì có VnExpress, Dân Trí, VietnamNet; báo chuyên ngành thì có 2 báo công nghệ là ICTnews và Nhịp sống số.
 
Nhìn trên bình diện chung thì thực sự đúng là nước ra đang có quá nhiều báo. Nhiều ngành có đến vài chục tờ báo trong ngành. Mình nên có 1 số báo đại chúng, và mỗi ngành chỉ nên quy hoạch 1-2 tờ chuyên ngành.
 
Cá nhân tôi ủng hộ việc cần phải quy hoạch báo chí để giảm thiểu tình trạng báo chí hoạt đông sai tôn chỉ mục đích, tăng chất lượng nội dung thông tin trên báo chí.
Độc giả Thanh Bình, ở Hà Nội
Tôi là dân văn phòng nên cũng thường xuyên lên mạng đọc tin tức để cập nhật thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước.
 
Tuy nhiên do thời gian có hạn nên việc lựa chọn, sàng lọc thông tin nào chính thống, uy tín, chính xác để để đọc thì đòi hỏi người đọc phải có kiến thức và am hiểu nhất định. Nếu gặp những thông tin sai lệch hoặc tình trạng nhiễu loạn thông tin không chỉ làm lãng phí thời gian mà còn ảnh hưởng tới chất lượng nguồn thông tin, gây nhầm lẫn hiểu nhầm, ảnh hưởng đến chính sách, đường lối của Đảng Nhà nước.
 
Hiện nay, các cơ quan báo chí, các trang tin trên mạng mọc lên ngày càng nhiều và đặc biệt là tình trạng sao chép nội dung rất tràn lan. Do đó, cần có những quy định rõ ràng đảm bảo việc cung cấp thông tin phù hợp với thực tế cũng như quy định của pháp luật. 
 
Tôi cho rằng cần thiết phải quy hoạch lại hệ thống báo chí. Tuy nhiên, khi quy hoạch lại cũng cần đảm bảo hài hoà vai trò cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị báo chí và đặc biệt phải bảo vệ được lợi ích độc giả./.
 
Theo Infonet