Cận cảnh thi công hầm Trường Vinh trên cao tốc Bắc Nam qua Nghệ An
(Baonghean.vn) - Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu đến thời điểm này đang được gấp rút thi công. Đặc biệt các nhà thầu đang tập trung rất nhiều máy móc, nhân lực thi công hầm Trường Vinh đoạn nối địa phận Nghệ An và địa phận Thanh Hóa.
17/12/2021 - 14:35
Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu dài 50km đi qua hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Đây là dự án được chuyển đổi từ hình thức đầu tư PPP (công - tư) sang đầu tư công. Dự án có 4 gói thầu trong đó gói XL011 có thi công hạng mục quan trọng là hầm Trường Vinh qua núi Mồng Gà ở TX. Hoàng Mai. Để thi công hầm các đơn vị thi công đã làm đường xuyên núi để thuận tiện đi lại. Ảnh: Trân Châu Hầm Trường Vinh xuyên núi giữa Nghệ An và Thanh Hóa được khởi công từ ngày 2/7/2021, với chiều dài 450m . Ảnh: Tiến Đông Hiện tại, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các nhà thầu đang tập trung máy móc, nhân lực để thi công hầm Trường Vinh. Ảnh: Tiến Đông Phía Nghệ An, hiện nay hầm Trường Vinh hiện đã mở được 1 cửa hầm sau khi có đường vận chuyển và giải phóng mặt bằng. Ảnh: Tiến Đông Hầm Trường Vinh thi công xuyên qua ngọn núi Mồng Gà thuộc địa phận xã Trường Lâm (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) và Quỳnh Vinh (TX. Hoàng Mai, Nghệ An). Trong đó, theo kết quả thăm dò địa chất thì có đến hơn 300m xuyên đá, còn lại là các lớp trầm tích pha lẫn đất đá. Ảnh: Tiến Đông Để thi công hầm Trường Vinh, các nhà thầu đã phải mở một con đường công vụ xuyên qua núi Mồng Gà để vận chuyển vật liệu qua lại giữa hai tỉnh. Ảnh: Trân Châu Trong ảnh, máy khoan hầm chuẩn bị được đưa vào thi công. Ảnh: Tiến Đông Để đảm bảo tiến độ thi công, máy móc, thiết bị đều được sửa chữa, bảo dưỡng ngay trên công trường. Đơn vị thi công đã tập kết khoảng 200 xe máy và túc trực tại chỗ trong hơn 6 tháng qua để thi công. Ảnh: Tiến Đông Theo thông tin từ các đơn vị thi công, hầm Trường Vinh được thi công theo công nghệ NATM của Áo. Phương pháp này thể hiện khả năng chống chịu rất lớn đối với các áp lực địa chất ở khu vực dễ xảy ra động đất. Trên thực tế, đây là phương pháp xây dựng được lựa chọn xuất sắc để xây dựng một số lượng lớn các đường hầm trên toàn thế giới. Sau khi nổ mìn các máy được đưa vào để khoan đá. Ảnh: Trân Châu Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả vận chuyển gió sạch vào hầm tạo không khí cho công nhân làm việc. Ảnh: Trân Châu Đây là cửa hầm Trường Vinh phía bên Nghi Sơn - Thanh Hóa do Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả thi công. Với công nghệ mới mà Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả thi công đào hầm bằng phương pháp khoan nổ, chống đỡ bằng néo kết hợp với bê tông phun. Ảnh: Những cây thép sau khi xuyên qua núi được đặt miếng đệm sắt và siết chặt đai ốc để gia cố vỏ hầm. Nóc hầm được neo đá có tác dụng giữ các khối đất đá trong hầm không bị ảnh hưởng khi đào. Ảnh: Trân Châu