Bộ Tư lệnh Thủ Đô đã điều động các xe bọc thép chở quân BTR-60PB tham gia công tác bảo vệ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII.

image_3834485.jpgTrong số hàng trăm vũ khí khí tài được Bộ Công an, Bộ Quốc phòng triển khai cho nhiệm vụ bảo vệ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đáng lưu ý có sự xuất hiện của các xe bọc thép chở quân BTR-60PB - "taxi chiến trường" của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Xe bọc thép BTR-60PB trong buổi huấn luyện phương án bảo vệ Đại hội Đảng.
Tuy là xe bọc thép chở quân chuyên sử dụng trên chiến trường, nhưng trong thời bình BTR-60PB hoàn toàn có thể đáp ứng nhiệm vụ chống khủng bố, chống bạo loạn, hoạt động tốt trong môi trường đô thị (nhờ dùng bánh lốp).
Xe bọc thép chở quân BTR-60PB do ông V.A. Dedkov thiết kế, được nhà máy Gorkovsky sản xuất từ năm 1966. Đây là biến thể rất phổ biến của dòng xe thiết giáp huyền thoại BTR-60 được thiết kế từ năm 1955. Có hơn 26.000 chiếc BTR-60 được sản xuất ở Liên Xô và Romania, xuất khẩu tới hàng chục quốc gia (gồm cả Việt Nam – được Liên Xô viện trợ từ năm 1973). Hiện nay, xe thiết giáp BTR-60 được biên chế cho các đơn vị tăng – thiết giáp lục quân và hải quân Việt Nam.
BTR-60PB nặng từ 10,2-10,3 tấn, dài 7,22m, rộng 2,83m, cao 2,42m, bọc lớp giáp thép mỏng chỉ chống được đạn cỡ 7,62mm (bắn cách 100m hoặc xa hơn) và mảnh đạn pháo. Nhìn chung, nhiệm vụ của BTR-60PB là chở quân trên chiến trường, không phải là chiến đấu trực tiếp, nên khó đòi hỏi cao về hỏa lực, giáp. Xe được trang bị 4 cặp bánh lốp cùng động cơ xăng GAZ-49B cho tốc độ trên đường băng tới 80km/h.
Ngoài khả năng cơ động tốt trên bộ, BTR-60PB còn được biết tới khả năng bơi lội tuyệt vời nhờ hệ thống chân vịt đặt ở đuôi xe. Nó cho phép xe di chuyển trên sông ngòi, hồ, biển với tốc độ 10km/h.
Chính vì vậy, ngoài trang bị cho Lục quân, BTR-60PB còn được biên chế cho các đơn vị Hải quân Đánh bộ. Ảnh: “Taxi” BTR-60PB tham gia diễn tập đổ bộ đường biển trong năm 2015 của lực lượng Hải quân Đánh bộ Việt Nam.
Bên trong xe thiết giáp BTR-60PB có các hàng ghế để binh sĩ ngồi, hai bên thành xe có các lỗ châu mai để họ quan sát toàn cảnh và ngắm bắn từ bên trong khi cần. Ảnh minh họa nước ngoài
Cận cảnh cabin lái BTR-60PB với hai kính chắn gió và một số lỗ châu mai (quan sát khi cần hạ lớp thép chống đạn cho kính chắn gió), vô lăng điều khiển như xe ô tô thông thường. Ảnh minh họa nước ngoài
Trên nóc xe ngay vị trí cabin lái có hai cửa, đằng sau tháp pháo có 2 cửa khác để binh lính trong xe nhảy ra ngoài. Ngoài ra, hai bên hông cũng bố trí hai cửa lớn để 8 binh sĩ ra – vào. Ảnh minh họa nước ngoài
Tháp pháo trên nóc xe trang bị đại liên 14,5mm (xuyên giáp dày 32mm cách 500m) cùng súng máy đồng trục 7,62mm để chi viện hỏa lực cho các chiến sĩ khi cần.

  Theo Zing

TIN LIÊN QUAN