Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) vừa công bố bản báo cáo các thỏa thuận đặt mua, tiếp nhận loạt vũ khí của Việt Nam trong giai đoạn 2013-2014.
Đứng đầu trong bảng thống kê của SIPRI là bộ đôi chiến hạm lớp Sigma 9814 Hải quân Việt Nam đặt mua từ Tập đoàn Damen (Hà Lan). Trong năm 2013, Việt Nam đã đặt mua hàng loạt hệ thống vũ khí mới từ Pháp để trang bị cho 2 tàu chiến lớp SIGMA-9814 đặt mua từ Hà Lan, bao gồm: 2 hệ thống tên lửa phòng không trên hạm VL-MICA-M kèm theo 40 quả đạn tên lửa BVRAAM MICA; 25 quả tên lửa hành trình chống hạm MM-40 Excocet Block 3; 02 hệ thống pháo hải quân Super Rapid 76mm trong năm 2013 để trang bị cho 2 tàu chiến lớp SIGMA-9814. Tuy nhiên thời hạn bàn giao chưa được tiết lộ. Trong ảnh: Tên lửa MM-40 Excocet Block 3. Trong khuôn khổ hợp đồng đặt mua 4 hệ thống radar thụ động phát hiện máy bay tàng hình VERA-E từ Cộng hòa Séc hồi năm 2011, năm 2014 Việt Nam đã tiếp nhận 01 hệ thống VERA-E cuối cùng (3 hệ thống VERA-E đầu tiên đã được tiếp nhận trước năm 2014), đồng thời hoàn thiện hợp đồng này với phía đối tác. Vera-E là loại radar thụ động hoạt động trên nguyên lý không phát mà chỉ thu tín hiệu của sóng điện từ trong một môi trường không gian đồng nhất. Loại radar này hoạt động tương tự hệ thống Kolchuga của Ukraine và là phiên bản cơ động, lắp đặt trên khung gầm xe dòng radar thụ động Tamara cũng của Cộng hòa Czech chế tạo. Khả năng của Vera-E tinh vi tới mức có thể phát hiện máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ từ khoảng cách 250 km. Còn Tamara - hệ thống radar thụ động đời trước, trong quá trình thử nghiệm đã phát hiện mục tiêu là tiêm kích F-16 ở cự ly 400 km, CF-18A là 355 km và F-15 là 365 km. Thời gian trên đủ để hệ thống phòng không, các máy bay trực chiến vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Nếu bố trí các trạm radar thụ động Vera-E phân tán xa nhau, khoảng 3 đến 4 trạm thành một cụm, máy tính trung tâm sẽ tổng hợp giao hội đồng thời mọi tín hiệu thu về theo phương pháp định vị “vi sai thời gian tới của tín hiệu” trên các tam giác, tứ giác (số lượng trạm), sẽ xác định được rất nhanh tọa độ mục tiêu. Năm 2014, Việt Nam đã đặt mua 3 máy bay vận tải quân sự C-295M từ công ty Airbus DS (Tây Ban Nha) kèm theo 6 động cơ phản lực cánh quạt Turboprop/ turboshaft PW100 cho 3 máy bay vận tải này. Trong đó 1 chiếc C-295M và một cặp động cơ PW100 đầu tiên đã được tiếp nhận hồi cuối năm 2014. Về việc tiếp nhận thêm các hệ thống vũ khí mới: Năm 2014 Việt Nam tiếp nhận 10 tổ hợp rocket phản lực phóng loạt EXTRA theo hợp đồng được ký kết với phía Israel từ năm 2010 để trang bị cho các đơn vị pháo/tên lửa phòng thủ bờ biển; 3 hệ thống radar giám sát hải quân EL/M-2022 cho 3 thủy phi cơ DHC-6 MP từ Canada. EXTRA có tầm bắn khoảng 150 km, trọng lượng của tên lửa 450 kg, sai số vòng tròn xác suất (CEP) khoảng 10 m, trọng lượng phóng 450 kg. Trong khi đó, đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn của Mỹ được cho là có CEP là 200-300 m ở tầm bắn khiêm tốn hơn nhiều. EXTRA có khả năng phóng từ nhiều loại phương tiện mang, được ghép thành cụm ống phóng từ 2 đến 16 quả để phóng từ mặt đất. Cụm ống phóng có thể lắp lên xe tải cơ động cao hoặc tại trận địa cố định. Đạn EXTRA để trong container kín nên có tuổi thọ dài và chi phí bảo dưỡng rất thấp. Với những ưu điểm nói trên, EXTRA rất phù hợp để trang bị cho binh chủng pháo, tên lửa bờ của Hải quân Nhân dân Việt Nam. EXTRA có thể thích hợp bố trí trên các đảo có diện tích nhỏ như một số đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tiếp nhận đủ 400 quả tên lửa phòng không vác vai Igla-1/SA-16 trong hợp đồng đặt mua 400 quả tên lửa loại này được Nga và Việt Nam ký kết từ năm 1996 (bàn giao trong giai đoạn 1999 - 2014). Tiếp nhận thêm 18 quả tên lửa hành trình chống hạm phóng từ tàu ngầm 3M-54 Klub/SS-N-27. Tiếp nhận thêm 30 quả ngư lôi chống hạm 533mm Type 53-65. Tiếp nhận thêm 30 quả ngư lôi chống hạm/chống ngầm TEST-71. Tiếp nhận 3/6 chiếc tàu ngầm Kilo 636.1. Tất cả 3 hợp đồng vũ khí này đều được Việt Nam đặt mua từ năm 2009. Đặt mua thêm 12 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2V trong năm 2013 và đã tiếp nhận 4 máy bay trong số đó vào năm 2014. Theo baodatviet