bna_1_anh_duc_anh5471353_2222021.jpgNghề điều dưỡng được ví von như người “Làm dâu trăm họ”. Khi người bệnh vào cơ sở y tế, điều dưỡng chính là người đầu tiên đón nhận, rồi thực hiện tất cả công đoạn chăm sóc sức khỏe và cũng chính là người tiễn bệnh nhân ra về trong sự khỏe khắn, bình an. Ảnh: Đức Anh
Trong cơ sở y tế, điều dưỡng chính là bộ phận làm công tác phục vụ, chăm sóc; đảm bảo an toàn cho người bệnh, đứng sau bác sĩ. Nhiều người vẫn thường ví, bệnh viện là một ngôi nhà, người bác sĩ đóng vai trò làm chồng và chính những người điều dưỡng đóng vai trò làm vợ, làm mẹ. Ảnh: Đức Anh
Điều dưỡng viên không chỉ là ngành nghề cao quý, mà còn là nghề vô cùng vất vả, phải đánh đổi hầu hết thời gian để ở bên bệnh nhân, chăm sóc một cách tốt nhất. Nếu lơ đãng một chút thôi cũng khiến tình trạng bệnh nhân trở nên xấu hơn. Ảnh: Đức Anh
Trước kia, điều dưỡng chính là y tá – người thực hiện y lệnh của bác sĩ. Ngày nay, điều dưỡng đã là một ngành độc lập, có những quyết định độc lập về mặt chăm sóc. Điều dưỡng viên trực tiếp chịu trách nhiệm về tình hình sức khỏe, theo dõi bệnh nhân về thể trạng bệnh; phải luôn tư duy làm thế nào cho hiểu quả nhất trong việc chăm sóc người bệnh, đảm bảo trọn vẹn về an toàn, sự hài lòng cho người bệnh. Ảnh: Đức Anh
Điều dưỡng viên là một nghề khá vất vả, một công việc không có giờ giấc cố định. Họ cống hiến hết thời gian trong ngày để chăm sóc bệnh nhân.Chính sự tận tâm phục vụ, những hy sinh thầm lặng của họ đã góp phần tạo nên sự thành công của các bệnh viện. Chất lượng của một bệnh viện phụ thuộc nhiều vào thái độ, sự chuyên tâm và tận tụy của chính những người điều dưỡng. Ảnh: Đức Anh
Ngoài những công việc hàng ngày như: theo dõi, thay thuốc cho bệnh nhân, nhận định tình trạng của bệnh nhân, ghi hồ sơ bệnh án… Điều dưỡng viên phải luôn dành thời gian thăm hỏi, an ủi gia đình bệnh nhân cũng như bệnh nhân yên tâm điều trị để sớm phục hồi sức khỏe. Họ yêu thương người bệnh như chính người thân trong gia đình của mình. Ảnh: Đức Anh
Điều dưỡng ngoài trình độ chuyên môn cao cần phải lắng nghe, nắm bắt những tâm tư, tình cảm cũng như bệnh tình của bệnh nhân, bởi không người bệnh nào giống người bệnh nào. Công việc điều dưỡng đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ mỉ và lòng yêu nghề, tinh thần nhiệt huyết. Chỉ có lòng yêu nghề, sự yêu thương con người mới có thể giúp những điều dưỡng viên vượt qua khó khăn.Ảnh: Đức Anh
Khi mọi người vui vẻ bên gia đình, đó là lúc điều dưỡng viên đang tất bật cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân. Những đêm trực cứ lặng lẽ qua. Họ luôn lấy niềm vui từ cuộc sống người bệnh để làm động lực đi tiếp; giữ tinh thần thép để vượt qua những gian nan, vất vả trong lúc hành nghề và giữ tư tưởng định hướng tốt, để không bị xã hội, bị “đồng tiền” chi phối. Ảnh: Đức Anh
Điều dưỡng vất vả và khó nhọc là thế nhưng với lòng yêu người, yêu nghề sâu sắc và mong muốn đóng góp sức mình cho ngành y tế, khi đã khoác lên mình chiếc áo tinh khôi họ đều cảm thấy hạnh phúc, ấm áp mà gạt bỏ hết những mệt mỏi, áp lực đằng sau kia, rồi hóa thân thành người “vợ hiền, mẹ đảm”. Ảnh: Đức Anh
Thống kê của ngành Y tế Nghệ An: Toàn tỉnh hiện có hơn 3.000 điều dưỡng viên. Mỗi năm, với chừng đó con người đã phục vụ cho hơn 5,6 triệu lượt người khám, chữa bệnh. Khối lượng công việc khổng lồ và số lượng điều dưỡng viên tại các cơ sở y tế vẫn chưa bao giờ là đủ. Người làm công tác điều dưỡng vất vả là vậy song họ vẫn luôn đứng sau những vinh quang, chưa được xã hội tôn vinh nhiều. Ảnh: Đức Anh
Ngày Thầy thuốc Việt Nam cận kề, xin chúc những thầy thuốc nói chung và những điều dưỡng nói riêng sức khỏe, hạnh phúc, mãi luôn là những ngọn lửa tươi sáng dẫn lối, sưởi hơi ấm tình yêu cho mọi người bệnh. Ảnh: Đức Anh