Nguyên nhân chính gây hôi miệng là sự hình thành của vi khuẩn ở mặt sau của lưỡi hoặc giữa răng của bạn. Giữ sức khỏe răng miệng của bạn sẽ giúp kiểm soát hơi thở hôi của bạn. Dưới đây là những bài thuốc bạn có thể tự làm ở nhà để ngăn chặn hơi thở có mùi.

1. Hạt cây thì là

082052-1.jpg

Hạt cây thì là là một chất làm mới hơi thở tuyệt vời giúp kiểm soát hôi miệng. Nó chứa các đặc tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn bên trong miệng.

Cách dùng: Nhai một thìa canh hạt thì là sau bữa ăn. Bạn cũng có thể làm cho mình một tách trà thì là.

2. Hạt giống củ cải đường

Hạt củ cải đường rất tốt trong việc loại bỏ mùi hôi từ miệng. Uống trà củ cải đường rất hiệu quả trong việc điều trị hơi thở hôi.

Cách pha trà củ cải đường: Thêm một thìa cà phê hạt củ cải đường trong một cốc nước sôi. Lọc lấy nước và uống trà 1 lần/ngày.

3. Đinh hương

Đinh hương rất tuyệt vời để làm mới hơi thở của bạn và cũng có chứa các tính chất kháng khuẩn hữu ích trong việc loại bỏ hơi thở hôi.

Cách dùng: Ngâm những mảnh đinh hương xé nhỏ cho mềm, sau đó cho vào miệng ngậm, nhai khoảng từ 1-1,5 phút (sau khi ăn). Làm như vậy nhiều lần trong ngày và khoảng vài tháng, bạn sẽ nhận được kết quả đáng kinh ngạc. Bạn cũng có thể đun lá đinh hương thành trà để uống.

4. Nước ép chanh

Hàm lượng axit trong chanh ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong miệng của bạn, giúp làm sạch khoang miệng.

Cách dùng: Lấy nước cốt chanh và ít muối pha với nước lọc và dùng làm nước súc miệng hàng ngày. Hoặc lấy nước cốt chanh pha với mật ong và uống hàng ngày để có hơi thở thơm mát.

5. Giấm táo

Giấm táo là một phương pháp chữa hơi thở hôi cực kỳ tuyệt vời nhờ các hiệu ứng cân bằng độ pH, do đó giúp chống lại các vi khuẩn gây mùi.

Cách dùng: Pha ít giấm táo với nước đun sôi để nguội, súc miệng mỗi sáng để điều trị hơi thở hôi.

6. Quế

Quế có thể trị hơi thở hôi vì nó chứa aldehyde cinnam giúp làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng.

Cách dùng: Đun sôi một thìa cà phê bột quế trong một bát nước. Thêm lá nguyệt quế và thảo quả. Lọc lấy nước và dùng nó để làm sạch miệng hàng ngày.

7. Dầu cây trà

Dầu cây trà có tính chất khử trùng, hoạt động như một chất tẩy uế mạnh cho miệng của bạn.

Cách làm: Trộn một vài giọt dầu cây trà, dầu bạc hà và dầu chanh trong một cốc nước. Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng hàng ngày.

8. Lá bạc hà

Từ lâu, lá bạc hà cũng được dùng để chữa hôi miệng.

Cách dùng: Dùng lá bạc hà tươi, càng già càng tốt, giã dập, lấy nước cốt. Hòa với nước lọc theo tỷ lệ 1:3 và dùng làm nước súc miệng hàng ngày. Ăn sống lá bạc hà cũng có tác dụng chữa hôi miệng.

9. Rau mùi tây

Rau mùi tây là một biện pháp chữa trị rất tốt tại nhà để điều trị hôi miệng. Nó có chất diệp lục hoạt động như một chất kháng khuẩn và giúp loại bỏ mùi hôi.

Cách dùng: Dùng lá mùi tây nhúng trong giấm và nhai trong khoảng 2 phút. Ngoài ra, bạn có thể lấy nước ép của lá mùi tây để ngậm.

Một số cách trị hôi miệng khác

Đánh răng hàng ngày sau mỗi bữa ăn. Sau đó dùng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng để loại bỏ các mảng bám trong chân răng.

Cạo lưỡi hàng ngày, kể cả phần sau lưỡi để làm sạch thức ăn thừa.

Uống 2 lít nước/ngày để miệng khỏi bị khô.

Hạn chế dùng rượu, bia, thuốc lá.

Nhai kẹo cao su không đường vị bạc hà để tăng tuyến nước bọt giúp diệt khuẩn.

Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sau các bữa ăn để vô hiệu hóa độ cân bằng pH của miệng và làm sạch nó.