Xuất phát từ chính ý thức sử dụng đèn pha-cos, nhiều người có thói quen không hạ pha trong các trường hợp cần thiết; điều này khiến các tài xế khác cố gắng tăng sáng cho xe của mình.
Theo đó, cách thức gây chói mắt được xác định do đèn pha không được hạ và đặc biệt là việc nhiều chủ xe đang trang bị thêm nhiều dải đèn với độ sáng quá mức.
Thế nên, rrước mắt, cần cải thiện văn hóa dùng đèn pha-cos, khi gặp các xe ngược chiều cần phải hạ đèn xuống để tài xế có thể nhìn đường. Kể cả khi có xe phía trước đi cùng chiều cũng phải làm như vậy để không gây chói mặt qua gương. Và nếu họ cố gắng không làm chói mắt người khác thì người khác cũng sẽ cố gắng đáp lại như thế.
Trên thế giới hiện nay đã có nhiều hãng xe chú trọng đến vấn đề đèn chiếu sáng. Đi đầu trong số đó chính là các nhà sản xuất Đức với những hệ thống thông minh. Hệ thống đèn pha trên xe của Mercedes-Benz hiện nay đã có thể lo được toàn phần việc chiếu sáng cho tài xế, về việc khi nào cần chiếu xa, chiều gần, chiếu rộng,...Theo công bố từ nhà sản xuất, hệ thống đèn LED trên xe Mercedes-Benz có thể tự động “liếc sáng” theo góc đánh lái, tự động điều chỉnh tầm chiếu xa, chế độ cao tốc – khi xe đạt tốc độ từ 90 km/h trở lên, chùm sáng sẽ được mở rộng sang 2 bên, chế độ đường vắng – tăng cường độ chiếu sáng và mở rộng sang làn đường đối diện, đèn phá sươn – điều chỉnh cụm đèn trước bên tài xoay chùm sáng vào phía trong để thấy rõ lề đường hơn.
Tuy nhiên, kể cả các hãng có phát triển những tính năng đó đến đâu, vấn đề cốt lõi vấn cần giải quyết từ ý thức sử dụng đèn của người tham gia giao thông: "Hệ thống đó sẽ vẫn không thể bảo vệ hoàn toàn được hành khách trên ôtô nếu nhiều tài xế tiếp tục lắp các dải đèn LED tăng sáng và chiếu thẳng vào các xe khác như hiện nay".