Hiện nay, tình trạng thực phẩm chứa hóa chất diễn ra khá tràn lan khiến người tiêu dùng khó nhận biết được đâu là thực phẩm tốt và không tốt. Bài viết sau giúp bạn phân biệt được "giò, chả sạch".
 
Tác hại của hàn the: 
 
Hàn the hay còn gọi là băng sa, borax có gốc hóa học là Natritetraborat. Đây là tinh thể không màu, có vị chua và hơi đắng, có thể hòa tan được trong nước và rượu. Các nghiên cứu về y học cho thấy nếu sử dụng nhiều hàn the sẽ có một số tác hại sau:
 
Ở mức độ thấp: sử dụng 3-5g/ngày: kém ăn, khó chịu toàn thân.
 
Ở mức độ cao: trên 5g/ngày: gây chậm lớn, tổn thương gan, teo tinh hoàn, giảm cân.
 
Khi xâm nhập vào cơ thể, sau khi được bài tiết, lượng hàn the sẽ tích tụ khoảng 15%. Như vậy nếu sử dụng thực phẩm có chứa hàn the trong nhiều ngày thì cơ thể sẽ tích lũy một lượng hàn the nguy hiểm như sử dụng thực phẩm có chứa nhiều hàn the một lần. Vì lý do đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Nông lương thế giới (FAO) đã lên án gay gắt hành vi dùng hàn the trong chế biến thực phẩm.
 
Khi cho hàn the vào các loại tinh bột như bún, miến, bánh tráng, phở, bánh, giò, chả... hàn the sẽ làm cho tinh bột có độ đặc cao. Chính vì tính chất này mà nhiều người thích sử dụng nó để làm tăng tính dai, giòn của các loại sản phẩm, hay sử dụng nó để pha trộn thêm bột cho vào giò, chả, thịt, cá các loại để giảm giá thành sản phẩm.
 
Ngoài ra, trong thực phẩm có nhiều protein như thịt, cá... lượng nước tồn tại khá lớn (65-80%) ở dạng tự do hay liên kết. Vì vậy khi sử dụng hàn the thì sự liên kết này càng bền chặt, cấu trúc protein càng vững chắc, tức là thịt có độ dai, giòn, độ đàn hồi cao hơn và có thể giữ nước ở mức tối đa nên cân nặng hơn. Điều này giải thích tại sao một số trường hợp không thể đo được vì nồng độ của hàn the vượt xa các chỉ số lớn nhất của dụng cụ đo.
Tính sát khuẩn của hàn the rất mạnh, do đó nhiều người lợi dụng tính chất này của hàn the cho vào thực phẩm để giữ được lâu mà không lo bị hư hỏng dù không cần giữ lạnh.
 
Tóm lại, chính vì những tính chất đặc biệt nói trên của hàn the mà nhiều người đã lợi dụng nó một cách triệt để để tạo lợi nhuận, bất chấp sức khỏe của người sử dụng tra y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.
 
Cách nhận biết giò chả ngon và không có hàn the và bí quyết chọn giò ngon :
 
Giò
 
images1203846_gio_cha1.jpg
Phân biệt bằng cách nhìn:Giò lụa được gọi là ngon khi cắt ra có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt, bề mặt có nhiều lỗ rỗ, nhìn miếng giò mịn và hơi ươn ướt. Lý do là bởi giò được làm từ thịt nạc ngon, khi được nghiền thịt sẽ quánh dẻo lại và bọc lớp không khí bên trong nên lúc luộc hoặc hấp giò không khí ấy sẽ nở ra và tìm cách chui ra ngoài tạo ra những lỗ rỗ bên trong khoanh giò.
 
Phân biệt bằng cách ngửi:Giò ngon là loại có mùi thơm thoang thoảng của thịt hòa quyện với mùi của lá gói. Nếu thấy một khoanh giò có mùi thơm nồng, thơm sực thì nên thận trọng bởi đó là loại giò đã được tẩm chất phụ gia hương thịt. Mùi giò do chất lượng giò tạo nên, chỉ thoang thoảng, quyện với hương của lá gói là ngon. Nếu thấy một cây giò có mùi ôi, thiu, lá gói khô, cũ, dính nhớp tay hoặc có triệu chứng của nấm, mốc thì nên bỏ qua ngay lập tức.
 
Phân biệt bằng cách nếm:Một khoanh giò ngon thì khi ăn sẽ có vị thơm ngọt, hơi giòn, mềm mềm, không dai giòn bất thường, không có cảm giác khô rắn, không bị bã và cũng không bị bở.
 
Nếu giò quá bở, không có mùi thơm, không có lỗ rỗ trên bề mặt thì tức là đã bị trộn với bột, còn nếu giò giòn, dai, mịn bất thường thì đã bị pha với hàn the trong khi chế biến.
 
Chả
 
Phân biệt chả ngon cũng tương tự như phân biệt giò, tuy nhiên vì chả không có lớp lá gói bên ngoài nên dễ dàng phân biệt hơn giò. Một phên/miếng chả được gọi là ngon khi lớp vỏ có màu vàng tự nhiên của thịt rán nhưng vỏ hơi sần sùi, không mịn, lớp bên trong mềm, mịn, có nhiều lỗ rỗ nhỏ.
 
Nếu các mẹ sờ tay thử vào miếng chả thấy mềm, hơi ươn ướt nhưng không dính nhớp mà chỉ dính một chút mỡ ở tay (lý do là bởi chả được pha với liều lượng mỡ nhiều hơn giò nên khi sờ vào chả sẽ dính nhiều mỡ ra tay hơn giò). Chả ngon có mùi thơm nhẹ, khi ăn không bị nát, không bở mà cũng không quá khô cứng.
 
Nếu miếng chả quá bở, ăn không còn vị béo ngậy đặc trưng của thịt, bề mặt không có lỗ rỗ thì tức là trong lúc chế biến thịt đã bị pha lẫn với bột. Còn nếu miếng chả có mùi thơm, dai, giòn bất thường thì tức là nó đã bị trộn lẫn với hàn the.
 
Có thể nói, vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề hàng đầu trong công cuộc nội chợ của chị em phụ nữ, nhất là các dịp tết, nguồn thực phẩm dồi dào càng nhiều các loại đồ ăn không rõ nguồn gốc xâm nhập. Hãy là người phụ nữ sáng suốt lựa chọn tốt để chăm sóc gia đình thân yêu của mình nhé. Bên cạnh đó, chị em nên mua giò chả tại các cơ sở, địa chỉ uy tín, tin cậy để đảm bảo./.
 
Theo khoahoc.tv