Tăng vị cay cho thức ăn
Thực phẩm cay nóng chứa nhiều capsaicin, một hợp chất không chỉ có tác dụng chống lại cảm giác thèm ăn mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt cháy nhiều calo hơn.
Uống nhiều nước
Uống 1-2 ly nước trước khi ăn sẽ ngăn cản cảm giác thèm ăn, cơ thể nạp ít calo hơn. Uống trà chứa kích tố catechomine có khả năng giảm sự ngon miệng.
Ngửi mùi thức ăn
Các nghiên cứu cho thấy hương bạc hà làm cho bạn giảm cảm giác thèm ăn, khiến cơ thể tiêu thụ ít calo hơn. Một người hít hương bạc hà trong khoảng 2 giờ thì mỗi tuần ăn ít hơn 2.700 calo. Ngoài bạc hà, các loại trái cây như chuối, táo, vani... cũng có tác dụng tương tự. Đặc biệt, táo giàu pectin, chất xơ, là thực phẩm hữu hiệu chống lại cơn thèm ăn. Nên ăn táo mỗi ngày.
Giấm
Giấm gạo hay giấm táo có nhiều lợi ích như giảm cân, điều trị viêm khớp, điều trị tiêu chảy. Đặc biệt, giấm làm giảm cảm giác thèm ăn do chứa một số hương vị gây khó chịu, buồn nôn.
Ăn cam, bưởi
Nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng ở San Diego, Mỹ, ăn cam bưởi mỗi ngày giúp bạn giảm hơn 1,5 kg cân nặng trong 3 tháng. Những loại quả này chứa nhiều insulin, hormone có khả năng điều chỉnh lượng chất béo trong cơ thể.
Sử dụng tinh dầu bưởi
Tinh dầu bưởi chứa nootkatone, hợp chất kiểm soát sự thèm ăn, hỗ trợ giảm cân bằng cách tăng tỷ lệ trao đổi chất. Nên hít hơi dầu bưởi thường xuyên.
Khoai tây
Khoai tây khó tiêu hóa hơn nên tồn tại khá lâu trong ruột, có thể ngăn cảm giác đói bụng, thèm ăn.
Khoai tây luộc chín chỉ còn khoảng 100 calo. Tốt hơn bạn nên ăn salad khoai tây trộn với dấm, có tác dụng ức chế sự thèm ăn hiệu quả.
Tập thể dục buổi sáng
Tập thể dục trong trạng thái bụng đói giúp cơ thể giảm lượng mỡ tích tụ trong đêm, giải tỏa stress và mệt mỏi. Lượng mồ hôi thoát ra vào buổi sáng sẽ giúp bạn ăn ngon miệng và chế ngự các cảm giác thèm ăn.
Tuy nhiên, do buổi sáng các cơ và khớp có khả năng hoạt động thấp nên cần tránh những động tác vận động quá sức.