Với cách phóng đặc biệt, đạn 3M-54E của hệ thống Club-S trên tàu Kilo Việt Nam có thể hủy diệt nhiều mục tiêu và khiến đối thủ không thể chống đỡ.
Để phóng được tên lửa khi tàu ngầm trong trạng thái lặn dưới nước phải tuân thủ theo 2 giai đoạn. Ở giai đoạn ngầm, quả tên lửa sẽ sử dụng động cơ đẩy bằng khí nén ở áp suất cao, cho phép nó tự đẩy mình lên hoàn toàn khỏi mặt nước khoảng một vài mét, khi đó động cơ đẩy mới bắt đầu đốt nhiên liệu để thực hiện quá trình phóng như trên mặt đất thông thường.
Cơ cấu phóng này đòi hỏi phải cập nhật thông tin về vị trí phóng cho hệ thống máy tính xác nhận trước khi khởi động, nhất là về mặt độ sâu vì tên lửa cần thoát khỏi mặt nước hoàn toàn thì mới có thể đánh lửa khởi động động cơ đẩy được.
Nhà sản xuất Nga cho biết, những đạn tên lửa 3M-54E của hệ thống Club-S dành cho tàu ngầm Kilo của Việt Nam cũng hoạt động theo nguyên lý này. Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2009, Việt Nam ký hợp đồng với Nga mua 40 tên lửa hành trình chống tàu 3M-54E Club-S.
Đạn Club-S là biến thể của hệ thống tên lửa tấn công đa năng Club để lắp đặt trên tàu ngầm tấn công. Hệ thống Club-S có khả năng bắn loại đạn với sức công phá và tầm bay khác nhau gồm: Đạn tên lửa chống tàu siêu thanh 3M-54E đạt tầm bắn 300km, tốc độ bay Mach 2,9, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 200kg. Đạn tên lửa hành trình đối đất 3M-14E đạt tầm bắn 275km, lắp đầu đạn nặng 400kg. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE1 có tầm bắn 50km. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE2 có tầm bắn 40km... |
Tên lửa chống hạm 3M-54E nặng 2 tấn, được phóng từ ống phóng ngư lôi 533 mm, lắp 1 đầu đạn 200 kg. Tầm bắn của loại tên lửa này là 300 km với tốc độ cận âm. Tuy nhiên, tốc độ vào phút cuối cùng giai đoạn bay của nó có thể đạt trên 2.000 km/h.
Tên lửa 3M-54E còn có phiên bản phóng từ trên không và phóng từ tàu mặt nước. Khi tên lửa 3M-54E tấn công tàu chiến, tốc độ ở giai đoạn bay cuối cùng được đẩy nhanh, làm cho loại tên lửa này trở nên đặc biệt nguy hiểm.
Giai đoạn bay cuối cùng thường bắt đầu từ khi tên lửa cách mục tiêu khoảng 15 km. Trước đó, tầm cao bay của tên lửa giữ khoảng 30 m. Điều này làm cho tên lửa tương đối khó phát hiện. Đặc điểm này cộng với tốc độ bay giai đoạn cuối cùng rất cao, vì vậy, khi tên lửa hoàn thành bay 15 km cuối cùng không đến 20 giây. Điều này làm cho vũ khí chống tên lửa hiện có rất khó bắn rơi nó.
Trước sức mạnh của hệ thống tên lửa Club, thì việc Trung Quốc tỏ ra lo lắng và phản đối Nga bán dòng tên lửa này cho Việt Nam là hoàn toàn dễ hiểu. Hồi cuối năm 2015, tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc dẫn nguồn từ trang mạng "Strategy Page" Mỹ đăng bài viết "Trung Quốc phản đối Việt Nam mua tên lửa Club cho tàu ngầm".
Theo nội dung bài viết, Trung Quốc lên tiếng giận dữ đối với Liên hợp quốc, Việt Nam và Nga về việc Nga bán tên lửa hành trình Club (bắn từ tàu ngầm) cho Việt Nam hiện chưa được công khai. Năm 2009, Trung Quốc từng tức giận với việc Nga bán 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo cho Việt Nam.
Theo tờ Tin tức Tham khảo, tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E của hệ thống Club-S cũng có thể dùng để tấn công mục tiêu trên đất liền, điểm này thực sự gây bất an cho Trung Quốc. Hiện nay, tàu ngầm của Ấn Độ, Algeria và Việt Nam hiện nay đều sử dụng tên lửa Club.
Clip cách hệ thống Club-S diệt mục tiêu:
Theo Baodatviet