Một số loại củ thường dùng hằng ngày như măng, khoai mì (củ sắn), nấm, khoai tây… có khả năng dẫn đến ngộ độc nếu bạn thiếu cảnh giác. 

Tẩy độc tố trong củ, quả

Nấm

- Chỉ nên ăn những loại nấm biết rõ nguồn gốc.

- Các loại nấm tươi ăn được, nếu bị dập nát cũng có thể gây ngộ độc.

- Một số chủng loại nấm như nấm đen màu nhạt, nấm phát quang, nấm độc trắng, nấm xốp hồng… thường chứa nhiều độc tố như Muscarina, Phallina, Phaloidina, Amanitina… có nguy cơ gây ngộ độc sau khi ăn từ 1 đến 9 tiếng đồng hồ và có tỉ lệ tử vong khá cao do độc tố hấp thu rất nhanh vào máu.

Khoai mì

- Khi chế biến khoai mì, phải lột bỏ vỏ và ngâm trong nước.

- Tuyệt đối không ăn khi khoai mì có vị đắng. Thông thường, khoai mì được trồng nơi đất lạ, chậm thu hoạch có chứa nhiều độc tố hơn.

- Loại khoai mì nào cũng có chứa Glucozide sinh ra Cyanhydric acid (HCN), nhất là loại khoai mì đắng chứa HCN nhiều hơn, khoảng từ 6 đến 15mg/100g, so với khoai mì thường, khoảng 2 đến 3mg/100g, được phân bổ rải rác trong củ khoai mì.

- Phần vỏ, hai đầu và lỏi của khoai mì chứa nhiều HCN nhất, từ 15 đến 20%, ruột khoai mì phần ăn được chứa 9%. Liều lượng có nguy cơ gây tử vong là 1mg/kg trọng lượng cơ thể. Người già và trẻ nhỏ, người có thể trạng ốm yếu rất nhạy cảm với độc tố của khoai mì.

Măng

- Ngâm măng vào nước, rửa sạch. Sau đó, luộc và bỏ nước để loại bỏ độc tố. Trong măng cũng có thành phần HCN, nó phân bổ đồng đều trong các phần ăn được của măng.

Khoai tây

Tránh ăn khoai tây đã lên mầm, đặc biệt là đối với trẻ em. Nếu ăn, phải khoét bỏ hết chân mầm, sau đó ngâm trong nước và rửa sạch. Khoai tây khi lên mầm có thể hình thành độc tố Solanine hàm lượng khá cao, khoảng 1,34g/kg. Trung bình trong ruột của khoai tây có chứa từ 0,04 đến 0,07g/kg và trong vỏ chứa từ 0,03 đến 0,55g/kg. Hàm lượng Solanine từ 0,2 đến 0,7g/kg trọng lượng cơ thể có khả năng gây ngộ độc dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, có một số loài thực vật tuy có chứa độc tố nhưng vẫn có thể sử dụng được bằng cách giảm thiểu độc tố qua những giải pháp như sau:

- Có cách sơ chế thích hợp, như ngâm trong nước, thay nước nhiều lần, rửa bằng muối, làm muối chua và sử dụng nhiệt độ.

- Chọn thời gian thu hoạch để giảm bớt độc tố. Có những loại thực vật có khuynh hướng giảm bớt độc tố khi thay đổi từ môi trường tự nhiên sang môi trường nhà vườn.

- Lựa chọn những loại chứa ít độc tố. Hoặc chọn sử dụng các thành phần chứa ít độc tố của cây, chẳng hạn như một vài loài cây có hạt thường chứa HCN cao hơn, nhất là hạt của các loại đậu rất độc.

Theo GD&TĐ 

TIN LIÊN QUAN