-
1. Rau có tem chứng nhận PGS
- Từng quốc gia có sử dụng nhiều tem chứng nhận hữu cơ khác nhau. Ở Việt Nam hiện tại là tem chứng nhận PGS; những sản phẩm rau đáp ứng đủ các điều kiện tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ mới được mang nhãn hiệu PGS và được công nhận rau hữu cơ. Đó là các loại rau được trồng theo quy trình sạch, phát triển tự nhiên.
- Trong quá trình trồng, không sử dụng phân hóa học, các loại thuốc trừ sâu hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng, nguồn gen đột biến hoặc chất bảo quản.
- 2. Về màu sắc
- Đây là cách nhận biết rau hữu cơ bạn nên ghi nhớ vì nó giúp ích nhiều khi mua rau. Rau hữu có có một màu xanh rất trung thực; phần lớn các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng. Với các loại rau nhiều phân bón hóa học thì rau sẽ có màu xanh đậm do dư đạm - đây là màu xanh thu hút sâu bệnh hại cây và gây hại sức khỏe người sử dụng (dư lượng nitrat).
Rau hữu cơ thường rất giòn (nhưng không có hoặc rất ít xơ), nó không yểu xìu giống như loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng, thân nó rắn chắc nhưng không bóng mượt (vì bóng mượt là dấu hiệu tích trữ quá nhiều nước trong cây).
5. Lâu héo, dễ bảo quản
6. Ăn rất giòn và ngon (giữ được hương vị tự nhiên)
Về hương vị khi ăn sẽ thấy sự khác biệt rất rõ ràng, rau hữu cơ có mùi đậm đà, tự nhiên hơn do khả năng tích lũy dinh dưỡng trong một thời gian đủ dài. Đẳng cấp rau hữu cơ được thể hiện ở chỗ ngon, giòn và thơm một cách tự nhiên; ăn sống hoặc xào sơ với dầu cũng rất ngon, càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng ngon.
Cách trồng rau hữu cơ tại nhà
*Chuẩn bị dụng cụ: Khay nhựa, khay xốp để gieo trồng; ưu tiên chọn khay nhựa bởi nó tiện dụng hơn, dễ thoát nước, độ bền cao.
Giá thể: Có thể sử dụng xơ dừa hoặc trấu, bởi những loại giá thể này có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt.
- Giống rau: Nên chọn mua tại nơi bán uy tín để sở hữu giống rau tốt, chất lượng đạt chuẩn.
-
* Ngâm hạt: Trước tiên phải rửa sạch hạt giống, loại bỏ hạt lép, sau đó ngâm trong nước ở nhiệt độ ấm. Có thể ủ hạt bằng khăn.
Khi thấy hạt mọng nước, bắt đầu nứt vỏ hạt, lấy hạt ra khỏi khăn. Trộn hạt với giá thể, để hạt giống không bị dính cục.
-
* Gieo trồng: Trộn hỗn hợp xơ dừa đã xử lý với đất dinh dưỡng, hoặc có thể dùng hoàn toàn đất dinh dưỡng. Cho hỗn hợp đất vừa trộn vào khay, với độ dày vừa đủ ( cách mặt khay 1-2 cm). Sử dụng thêm phân hữu cơ vi sinh bón lót lớp bề mặt.
Phun ướt đều khay đất trồng để làm ẩm ( phun tia nước nhỏ); Rải đều hạt rau lên khay ươm, lấp một lớp đất mỏng lên bề mặt hạt.- Để khay hạt tại nơi thoáng mát, tưới nước 2-3 lần/ngày, che chắn bằng lưới đen. Khi hạt bắt đầu lên lá, đưa cây ra nơi có nhiều ánh sáng để cây quang hợp, sinh trưởng và phát triển.
-
* Chăm sóc: Đặt cây ở chỗ có nắng để cây phát triển xanh tốt; Tưới nước đều đặn cho cây. Vào ngày hè nắng nóng, tưới 2 lần/ngày, vào sáng sớm và chiều mát.
- Cung cấp thêm chất dinh dưỡng để rau phát triển đều, xanh tốt, nhanh được thu hoạch.