Da ghế bị bạc màu, bong tróc
Cách vệ sinh: Nên lau chùi vệ sinh bề mặt da bằng vải mềm. Sử dụng dung dịch vệ sinh pha loãng với nước ấm 30 độ C. Không vệ sinh da ghế khi nhiệt độ trong xe cao. Không vệ sinh bằng vải thô cứng hoặc bàn chải.
Ngoài ra, cao su, chất dẻo, nhựa, keo đặt trên ghế khi gặp nhiệt độ cao sẽ chảy ra và dính vào bề mặt da.
Cách phòng tránh và vệ sinh: Tránh làm rơi đổ chất lỏng có màu lên bề mặt da ghế. Khi da ghế bị bẩn, tiến hành vệ sinh ngay, tránh để lâu vết bẩn sẽ khó vệ sinh.
Da ghế bị trầy xước, rách
Nguyên nhân: Da ghế có thể bị va chạm với vật sắc nhọn (VD: chìa khóa, khóa quần…). Cũng có thể da ghế bị trầy xước do thú cưng cào (như chó, mèo).
Cách phòng tránh: Tránh sử dụng hoặc để các vật sắc nhọn tiếp xúc với ghế da. Tránh để thú cưng trên xe.
Da ghế bị nhăn, phồng, rộp
Cách phòng tránh: Tránh tì, quỳ, đứng trên ghế. Tránh đặt đồ vật nặng lên ghế.
Ghế bị xù lông
Cách phòng tránh: Tránh sử dụng máy hút bụi có công suất lớn vệ sinh da ghế (đặc biệt da ghế có bấm lỗ). Tránh để da ghế bị ẩm ướt trong thời gian dài. Không ngồi lên ghế sau khi tắm biển (quần áo còn ướt).
Các bước làm mới ghế da xe hơi
Bước 1: đỗ xe ở nơi có bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời
Bước 2: hút bụi kỹ từng ngóc ngách của ghế để chắc chắn loại bỏ hết những bụi bẩn bám trong các khe kẽ.
Bước 3: thấm dung dịch vệ sinh vào miếng xốp khô, lau theo đường tròn. Với các chất bám mạnh, sử dụng nước cốt chanh trộn với axit tartaric để thấm, nên làm ở vùng da kín, khó quan sát trước.
Bước 4: Lau khô bằng vải sạch.
Bước 5: Lặp lại các bước trên với những ghế khác.
Bước 6: Khi tất cả các ghế đã khô và sạch, dùng chất dưỡng thẩm vào miếng vải khô bằng cotton. Chất dưỡng nên mua loại có chất chống nắng, khăn lau nên là loại chuyên biệt, tìm mua ở những cửa hàng bán phụ tùng.
Bước 7: Lau ghế nhẹ nhàng với chất dưỡng.
Bước 8: Để ghế khô ít nhất một giờ trước khi sử dụng.