bna__soi_dong_thi_truong_ca_chep_cho_que_13878121_822018.jpgTừ sáng sớm những chuyến xe chở cá chép ở phố đã về các chợ quê để phân hàng. Ảnh: Huy Thư
Hàng cá ở chợ Lường (Đô Lương) chợ Cồn (Thanh Chương), chợ Sa Nam (Nam Đàn)… khi trời chưa sáng rõ đã có nhiều người chào bán cá chép. Ảnh: Huy Thư
Cá chép đồng lẫn cá chép vàng dự trữ mấy lâu nay đều được dân buôn tung ra thị trường ngày 23 tháng Chạp. Ảnh: Huy Thư
Không ít người dùng xe kéo chở cá chép ao đến bán trước các cổng chợ. Ảnh: Huy Thư
Cá chép đồng to đẹp, thân nở, mắt sáng, râu dài được nhiều người tìm mua. Ảnh: Huy Thư
Nhiều bạn trẻ tham gia bán cá chép phụ giúp gia đình. Hàng cá chép cúng lễ ở chợ quê đã bắt đầu rục rịch từ chiều 22 tháng Chạp. Ảnh: Huy Thư
Ngày này ở chợ quê xuất hiện thêm dịch vụ gánh nước “truống cá”. Ảnh: Huy Thư
 
Cá chép vàng bán theo con, có giá từ 10 – 15 nghìn đồng/con. Thường thì trên mâm cúng ông Táo chỉ cần 1 con cá chép là đủ, nhưng dân buôn lại khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn thế, ít nhất là 3 con. Ảnh: Huy Thư
Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là phong tục, nét văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam và dường như ngày càng lan tỏa ở khắp mọi nơi. Với những người buôn cá, ngày này là một ngày đặc biệt, ngày của cá chép lên ngôi. Ảnh: Huy Thư