Công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tử hoặc bằng văn bản danh mục TTHC được thực hiện tại trung tâm; các nội dung TTHC được công khai theo quy định của pháp luật; hỗ trợ những trường hợp không có khả năng tiếp cận TTHC được công khai bằng phương tiện điện tử;
Tiếp nhận hồ sơ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, những TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, những TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành, của UBND cấp huyện được giao tiếp nhận tại trung tâm;
Hướng dẫn cá nhân, tổ chức khi đến trung tâm liên hệ giải quyết TTHC; tiếp nhận hồ sơ TTHC; giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết TTHC; trả kết quả giải quyết TTHC; theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, trả kết quả giải quyết cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp TTHC yêu cầu giải quyết ngay trong ngày hoặc các TTHC được giao hoặc ủy quyền cho cán bộ, công chức, viên chức được cử đến trung tâm giải quyết; hỗ trợ tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;
Phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC làm việc tại trung tâm;
Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, chuyển hồ sơ giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC; chuyển ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền về các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến tổ chức, cá nhân;
Bố trí trang thiết bị tại trung tâm theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 13 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết về pháp lý, thanh toán phí, lệ phí, nộp thuế, phiên dịch tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc (nếu cần), sao chụp, in ấn tài liệu và các dịch vụ cần thiết khác khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo mức giá dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Theo dõi, đôn đốc cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị được bố trí đến làm việc tại trung tâm để tiếp nhận, hướng dẫn, thẩm định hồ sơ phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm tiến độ và thời gian trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo quy định;
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để nghiên cứu các quy định của Nhà nước về cải cách TTHC, chính quyền điện tử; tổng hợp, đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, thay thế, bổ sung danh mục, quy trình và các nội dung liên quan khác trong việc giải quyết TTHC tại trung tâm;
Quản lý nhân sự, tài sản, cơ sở vật chất, kỹ thuật của trung tâm theo quy định của pháp luật; bố trí khoa học, hợp lý các khu vực cung cấp thông tin, giải quyết TTHC, trang thiết bị phục vụ cá nhân, tổ chức đến giải quyết TTHC tại trung tâm; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật;
Tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả tiếp nhận và giải quyết TTHC của các sở, ban, ngành cấp tỉnh thực hiện tại trung tâm;
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Chủ tịch UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp nhận, giải quyết TTHC tại trung tâm;
Từ chối tiếp nhận các hồ sơ chưa đúng quy định; chủ trì theo dõi, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc giải quyết TTHC theo đúng quy trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thông tin về việc tiếp nhận và tiến độ giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân; đôn đốc các cơ quan, đơn vị tham gia tại trung tâm xử lý hồ sơ đến hoặc quá thời hạn giải quyết.
Theo dõi, đôn đốc, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức do các cơ quan có thẩm quyền cử đến công tác tại trung tâm về việc chấp hành thời gian lao động, các quy định của pháp luật về chế độ công vụ, quy chế văn hóa công sở, nội quy của cơ quan. Đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chủ quản khen thưởng hoặc kỷ luật theo quy định;
Đề xuất nâng cấp cơ sở vật chất, phần mềm ứng dụng; tích hợp dữ liệu hoạt động, thực hiện công tác an ninh mạng và một số nội dung khác trong phạm vi hoạt động của trung tâm;
Chủ động báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định việc điều động hoặc luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức vi phạm Quy chế làm việc, quy trình giải quyết TTHC hoặc năng lực chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao sau khi thống nhất với cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức;
Thực hiện các quyền hạn khác được giao theo quy định của pháp luật.
Có thể khẳng định, việc thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh là một trong những bước tiến mới trong công cuộc cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ của tỉnh Nghệ An; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn, xây dựng Nghệ An sớm trở thành tỉnh khá như Bác Hồ hằng mong muốn.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An vào vận hành, hoạt động bắt đầu từ 7 giờ 00 phút ngày 2 tháng 10 năm 2020 (Thứ Sáu) tại địa chỉ: Số 16, đường Trường Thi, thành phố Vinh. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh có thủ tục hành chính đưa vào tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An sẽ dừng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của các sở, ban, ngành cấp tỉnh đối với các thủ tục hành chính đưa vào tiếp nhận và trả kết quả tại trung tâm. Đồng thời, bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu và các vấn đề khác có liên quan đang giải quyết về trung tâm để tiếp tục thực hiện, bảo đảm không làm ảnh hưởng hoặc gián đoạn việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo quy định.