Đó là một trong những chức năng của chuyên trang thông tin Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) vừa chính thức đưa vào hoạt động ngày 15/10 tại địa chỉ http://bvntd.vca.gov.vn. 

 


     783530_small_83811.jpg

Giao diện trang thông tin Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Cục Quản lý cạnh tranh

 

Người tiêu dùng cũng có thể gửi thắc mắc, đề nghị tư vấn thông qua đường dây nóng 043.938.7846. 

Tại trang thông tin, người xem có thể tìm hiểu đầy đủ về hệ thống cơ quan, tổ chức và văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam; cập nhật chính xác các thông tin về hoạt động bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt là các thông tin về cảnh báo các hàng hóa, sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Chuyên trang cũng dành riêng các chuyên mục cho từng đối tượng cụ thể là người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân. Tại các chuyên mục này, các đối tượng cụ thể không chỉ được cung cấp đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng liên quan trực tiếp đến nhóm đối tượng của mình mà còn được cung cấp các công cụ hỗ trợ nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan của mình.

Với người tiêu dùng, tính năng "khiếu nại trực tuyến" cho phép người tiêu dùng có thể nhanh chóng và thuận tiện gửi các phản ánh trực tiếp cho Cục Quản lý cạnh tranh.

Với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ các trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải thực hiện liên quan đến các nội dung mới quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trang thông tin cũng đăng tải danh sách các tổ chức, cá nhân kinh doanh đã đăng ký hợp đồng mẫu/điều kiện giao dịch chung nhằm xây dựng dữ liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân khác. Với các cơ quan quản lý cấp địa phương hoặc các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng, trang thông tin cũng là địa chỉ tham khảo các thông tin và hướng dẫn thực hiện các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng. 

Thời gian tới, trang thông tin sẽ bổ sung giao diện bằng tiếng Anh và có cơ chế chia sẻ dữ liệu với các tổ chức, cá nhân phụ trách hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các quốc gia khác trên thế giới. Đặc biệt, trong các nội dung về cảnh báo, thu hồi hàng hóa khuyết tật và thực hiện bảo vệ người tiêu dùng xuyên biên giới theo cam kết tại các chương trình nghị sự của Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng khu vực Asean

(http://www.aseanconsumer.org/).


Theo BaoThanhTra-M