(Baonghean.vn) - Chợ Tết những năm tháng thời bao cấp luôn đem lại sự lạ lẫm, thích thú đối với trẻ em. Còn người lớn phải kiên nhẫn xếp hàng để mua được thực phẩm, vật dụng, hàng hóa cho thời gian quan trọng nhất của năm.
Những ai trải qua chắc không thể quên được thời bao cấp gian khó nhưng bình dị và ấm áp. Các cửa hàng bách hóa tấp nập cảnh mua bán ngày Tết. Người dân phải xếp hàng để được mua hàng Tết bằng tem phiếu. Tiêu chuẩn Tết chỉ có hộp mứt thập cẩm, vài lạng đậu xanh để gói bánh chưng, có chăng thêm vài lạng thịt, một bánh pháo tép.. Rượu, bia hay đồ dùng mới cần phải thay cũng được chú ý mua cho ngày Tết. Rượu vang Thăng Long, mứt thập cẩm - một trong những sản vật đặc trưng tết thời bao cấp. Cả năm vất vả nhưng chỉ có ngày Tết mới được ăn thịt, bởi vậy, các quầy bán thịt luôn đông khách. Quầy bán bánh chưng, bánh tét luôn ngập tràn tiếng cười. Than, củi, dầu hỏa thứ chất đốt phải dùng thường xuyên, ngày Tết lại càng phải tranh thủ mua nhiều để phục vụ ba ngày Tết. Bánh chưng là thứ không thể thiếu được trên ban thờ của mỗi nhà ngày Tết. Bởi vậy đến Tết là những nồi bánh chưng như thế này hiện diện khắp làng trên, xóm dưới.. Ngày Tết trong nhà được trang trí nhiều tranh ảnh, câu đối Tết. Và không thiếu những tờ lịch. Lịch Tết thời bao cấp chủ yếu in hình các nghệ sỹ nổi tiếng thời bấy giờ. "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh". Trước đây, pháo nổ không thể vắng mặt trong ngày tết. Nó được ví như là điềm xui hay lành nhờ vào pháo nổ đều hay không. Những đứa trẻ vui mừng nhìn pháo nổ. Tết với trẻ con niềm vui lớn nhất là được mặc quần áo mới. Nên dù khó khăn đến đâu người dân cũng dành dụm tiền bạc mua vải về may quần áo mới cho trẻ con đón Tết. Đổi tiền lẻ để mừng tuổi ngày Tết là một thói quen của người Việt. Đồng tiền phải càng mới, thơm phức thì càng may mắn. Tuy cuộc sống còn khó khăn nhưng trong mỗi gia đình không thể thiếu một cành đào trong những ngày Tết thời đó. Mâm cỗ của ngày tết xưa rất đầy đủ hương vị. Người ở xa thì lũ lượt kéo nhau về trên những chuyến tàu Thống Nhất chất đầy những vật dụng chuẩn bị cho ngày Tết. Thái Bình
(Tổng hợp)