Thay vì những hàng rào kiên cố bằng bê tông, cốt thép, ranh giới giữa các quốc gia nhiều khi là một con đường, dòng sông hay chỉ đơn thuần là vạch kẻ.
Ba Lan và Ukraina Trong suốt tháng 6 và 7/2011, Jarosław Koziara cùng các nghệ sĩ Ba Lan và Ukraine trồng hạt giống để tạo hình chú cá nằm ở hai quốc gia. Qua đó, Koziara muốn thể hiện thông điệp văn hóa và thiên nhiên đã vượt ra khỏi biên giới do con người tạo nên. Đây cũng là biểu tượng cho sự hợp tác giữa nghệ sĩ hai nước.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Andalucia, Tây Ban Nha và Algarve, Bồ Đào Nha cách nhau bởi một con sông rộng 150 m. Nối liền hai địa danh này là tuyến zipline (dây cáp) dài hơn 720 m. Đây là đường dây cáp duy nhất trên thế giới đi qua lãnh thổ hai quốc gia.
Brazil và Bolivia Bức ảnh chụp từ tàu vũ trụ của NASA cho thấy sự khác biệt đáng kể trong việc sử dụng quỹ đất và phát triển kinh tế của hai nước. Trong khi Brazil mở rộng phần đất canh tác và định cư vào rừng nhiệt đới thì Bolivia lại kiên quyết bảo tồn khu vực nguyên sinh, tránh tác động của sự phát triển.
Mỹ và Mexico Biên giới giữa Mỹ và Mexico trải dài 3.169 km qua sa mạc, sông, thị trấn và thành phố. Hàng rào biên giới khá kiên cố với bê tông, camera hồng ngoại, cảm biến và gần 20.000 chốt tuần tra. Tuy nhiên mỗi năm, vẫn có khoảng 500.000 người nhập cảnh trái phép vào Mỹ.
Đan Mạch và Thụy Điển Cầu Oresund nối liền Copenhagen, đảo Amager, Đan Mạch với Malmö, phía nam Thụy Điển, bắc qua eo biển Oresund. Cầu được xây từ 1995 và hoàn thành năm 1999. Trước đó, người dân Đan Mạch và Thụy Điển qua lại bằng phà.
Mỹ và CanadaĐường biên giới Mỹ-Canada đoạn qua Alaska dài hơn 1.000 km, chạy thẳng từ núi St. Elias đến biển Beaufort, theo kinh tuyến 141. Hơn một thế kỷ trước, các đội thi công đã phải vật lộn để "vạch" một đường thẳng ranh giới bằng bê tông đi qua các đỉnh núi và thung lũng ở phần đất này.
Thụy Điển và Na UyHai nước này có đường biên giới kéo dài và chủ yếu nằm trên những sườn núi phủ tuyết trắng xóa quanh năm. Tuy nhiên, tại đây bạn có thể dễ dàng bước qua vạch kẻ trắng để chu du qua hai nước Thụy Điển và Na Uy.
Myanmar, Lào và Thái Lan Nơi giáp ranh giữa ba nước Đông Nam Á này nằm trên sông Mekong, còn được biết đến với tên gọi Tam Giác Vàng. Trước kia, vùng đất này nổi tiếng trồng thuốc phiện nhưng ngày nay là khu du lịch sinh thái lý tưởng.
Hàn Quốc và Triều TiênĐây là khu vực phi quân sự DMZ, được thiết lập ở vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên sau cuộc nội chiến năm 1953. Nơi đây rộng khoảng 4 km, dài 256 km và là khu phi quân sự lớn nhất trên thế giới. Trong hình, phía trước là lãnh thổ Hàn Quốc, còn đằng xa là thuộc Triều Tiên.
Haiti và Dominica Ranh giới giữa hai nước này cho thấy sự khác nhau về luật bảo vệ môi trường. Trong khi màu xanh phủ khắp Cộng hòa Dominica thì ở Haiti, nạn phá rừng dường như khá nghiêm trọng.