Những ai từng thưởng thức cơm của người Nhật đều phải gật gù tấm tắc khen ngon. Hãy xem người Nhật đã nấu cơm như thế nào nhé.

Điều đầu tiên cần đề cập đến đó chính là loại gạo họ dùng để nấu cơm. Khác với gạo tẻ thon dài của Việt Nam, gạo của Nhật Bản có hạt trắng, tròn và rất cứng. Khi nấu lên, cơm rất dẻo, thơm ngào ngạt, hạt cơm căng bóng rất đẹp mắt, vị ngọt lại rất đậm đà. Ngày nay, không khó để tìm được gạo Nhật Bản tại Việt Nam khi loại gạo này được rất nhiều cửa hàng nhập về.

images1643309_gao_nhat1.jpgSự khác biệt giữa gạo Nhật (bên trái) và gạo thường.

Sự khác biệt tiếp theo chính là nằm ở cách nấu, cách vo gạo của người Nhật. Một cốc đầy gạo được gạt ngang mặt bằng chiếc đũa sẽ nấu được hai chén cơm. Sau khi đong gạo, khâu tiếp theo cực kì quan trọng với người Nhật đó chính là vo gạo. Khác với quan điểm của người Việt Nam là chỉ cần vo gạo sơ cho sạch lớp bụi bẩn bám bề mặt gạo, giữ lại những chất dinh dưỡng, người Nhật vo gạo rất kĩ với hai lần vo. Ở lần đầu tiên, sau khi đổ nước vào gạo, họ khuấy hai lần rồi đổ nước ra. Ở lần thứ hai, họ vo cho đến khi nào nước trong có thể thấy được rõ hạt gạo. Người Nhật không quan trọng vo bao nhiêu lần mà chú ý đến gạo sạch như thế nào sau khi vo.

Cách người Nhật đong gạo

Bước kế tiếp cũng khá quan trọng trong cách nấu cơm của người Nhật đó là ủ gạo. Sau khi vo, gạo để ráo nước, đặt rổ rá chứa gạo vào nồi rồi dùng chiếc khăn ẩm đậy lên mặt gạo trong 30 phút để gạo hấp thu độ ẩm. Sau 30 phút, bạn cho gạo vào nồi. Với gạo Nhật, bạn cần đong nước thật chính xác khi nấu. Tỉ lệ nước thông thường sẽ là 1:1 (gạo được đóng gói trong vòng 3 tháng) hoặc 1:1,1 (gạo được đóng gói hơn 3 tháng).

Người Nhật vo gạo rất kỹ cho đến khi nào nước trong thấy được hạt gạo.

Một điểm đặc biệt khác bạn cũng cần lưu ý khi nấu gạo Nhật đó là chọn chế độ "nấu nhanh" khi đã cho gạo vào nồi cơm điện. Lý do là bởi gạo đã được ủ trong 30 phút, đã hấp thụ độ ẩm cần thiết, nên bước ngâm gạo trong nước như thường lệ là không cần nữa. 

Sau khi vo, người Nhật sẽ ủ gạo trong 30 phút để gạo hút ẩm.

Sau khi cơm chín, bạn khoan vội nhấc nồi ra ngay mà nên dùng đũa xới đều cơm cho tơi, để hơi nước thoát ra khoảng 1 phút rồi mới đậy nắp lại. Để thêm 10 phút nữa rồi mới lấy ra.

Hạt cơm bóng trông rất đẹp mắt

Sau 10 phút, bạn sẽ thấy hạt gạo rất dẻo, bóng bẩy trông rất đẹp mắt.

Bạn hãy thử cách nấu này xem sao nhé.

T.P (tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN