Các chuyên gia phân tích độc lập đến từ Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury đã tiến hành nghiên cứu khả năng làm việc của tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ ở Ả Rập Saudi và đưa ra kết luận rằng, tổ hợp phòng thủ tên lửa nổi tiếng của Mỹ thực sự không hoạt động.
Các nhà phân tích đã nghiên cứu vụ tấn công bằng tên lửa của lực lượng Houthi vào nước này từ tháng 11/2017.
Mặc dù các quan chức đều tuyên bố tổ hợp này đã đánh chặn thành công các cuộc tấn công này nhưng thực tế các tên lửa của Yemen đã không bị bắn hạ. Các kết luận của Jeffrey Lewis và các đồng nghiệp đã được công khai trên trang Foreign Policy.
Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu theo trình tự như sau: Đầu tiên họ lập bản đồ khu vực này và đánh dấu nơi các mảnh vỡ rơi, bao gồm phần vỏ tên lửa, phần chiến đấu và vị trí tên lửa đánh chặn.
Kết quả họ đã thành công. Các tên lửa rơi này rơi xuống Riyadh, còn đầu đạt của chúng được tách ra, bay qua trong hệ thống phòng thủ và cuối cùng rơi cách không xa mục tiêu.
Cụ thể trong các cuộc tấn công bằng tên lửa vào Ả Rập Saudi diễn ra vào tháng 11/2017 và tháng 12/2017, một trong số các đầu đạn đã rơi cách nhà ga thứ năm sân bay quốc tế Khalid vài trăm mét.
Ngoài ra, các tác giả nhớ lại vụ việc gần đây, khi tên lửa Patriot thay vì đánh chặn các tên lửa của lực lượng Houthi, đã nổ tung ở một khu dân cư ở Riyadh.
Cụ thể đoạn video đăng trên mạng xã hội cho thấy một quả tên lửa Patriot đã quay đầu, lao xuống đất, còn một quả khác phát nổ ngay sau khi rời bệ phóng.
"Kết quả phân tích cho thấy dường như Ả Rập Saudi không đánh chặn được tên lửa nào từ phía Yemen, thậm chí một tên lửa cũng không. Kết quả này hoàn toàn trái ngược với những tuyên bố của các nhà chức trách nước này trước đó và khiến các chuyên gia đặt giả thiết rằng: Có thể tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ không hoạt động?”, các chuyên gia viết.
Kết quả này càng khiến những gì mà Hoa Kỳ tuyên bố liên quan đến tổ hợp phòng thủ này bị nghi ngờ. Họ nghi ngờ khả năng tổ hợp này có khả năng đánh chặn được các tên lửa đạn đạo tầm xa.
Đặc biệt dựa theo những gì nghiên cứu các chuyên gia độc lập cho rằng, trong cuộc chiến ở Vịnh Ba Tư, tổ hợp Patriot chỉ đánh chặn được một tên lửa Scud trong số 47 tên lửa được phóng đi (trong khi đó Hoa Kỳ tuyên bố đánh chặn được 50% trong tổng số này).
Thông tin này được tiết lộ chắc chắn sẽ khiến một số nước đã và đang có ý định triển khai tổ hợp này phải xem xét. Trước đó tổ hợp này nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nước châu Âu nhằm chống lại mối đe dọa từ phía Nga. Liệu tổ hợp này có thực sự hiệu quả và có bảo vệ được các nước châu Âu khỏi các cuộc tấn công từ tổ hợp Iskander của Nga?
Patriot PAC-2 là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo đối phương ở khoảng cách tới 160 km.
PAC-2 được phát triển vào cuối thập niên 1980, khi tổ hợp PAC-1 thể hiện sự yếu kém trước mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo.