Hơn 15h ngày 8/1, HĐXX vụ án cựu Đại tá công an Dương Tự Trọng và đồng phạm về tội “Tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài” bắt đầu bước vào phần tuyên án.
Tuyên bố bản án của phiên tòa, chủ tọa Trương Việt Toàn cho biết: Xét thấy, hành vi phạm tội của 6 bị cáo (trừ Dương Tự Trọng) tại phiên tòa và tài liệu, thừa nhận hành vi phạm tội của mình, khẳng định là theo sự chỉ đạo của Trọng.
Tại phiên tòa, Dương Chí Dũng cũng thừa nhận, nhờ các bị cáo đưa trốn khỏi Việt Nam. Căn cứ vào lời khai tại tòa, tại cơ quan điều tra, khẳng định truy tố của Viện Kiểm sát về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” đối với 6 bị cáo là đúng pháp luật.
Đối với Dương Tự Trọng tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa không thừa nhận hành vi phạm tội, nhưng căn cứ vào lời khai của các bị cáo tại cơ quan điều tra hoàn toàn phù hợp với lời khai của Dương Chí Dũng và các bị cáo tại tòa. Bởi vậy, dù Dương Tự Trọng không nhận tội nhưng HĐXX đủ căn cứ khẳng định Dương Tự Trọng là nhân vật chính trong vụ án. Việc quy kết theo Điều 275, Bộ Luật Hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật.
Việc đề nghị trả hồ sơ của các luật sư, HĐXX chủ mưu cầm đầu, chỉ đạo các bị các khác tổ chức trốn anh mình khỏi Việt Nam.
Hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng vì dù biết Dương Chí Dũng đang bị truy nã, nhưng vẫn nỗ lực hỗ trợ giúp đỡ. Vụ án có bàn bạc, tổ chức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, nên theo quy định của pháp luật, tất cả các bị cáo đều phải truy tố theo khoản 3, Điều 275, Bộ luật hình sự. Việc truy tố các bị cáo khác theo khoản 1 là chưa đúng.
Trong vụ án này, Dương Tự Trọng giữ vai trò chính, biết anh trai mình bị khởi tố nên đã tổ chức đưa anh mình sang Campuchia. Bị cáo là cán bộ công an cao cấp, tổ chức sự việc này với nhiều thủ đoạn tinh vi đã gây khó khăn cho cơ quan điều tra.
Bị cáo Trọng chưa khai báo hành vi phạm tội, dù gia đình và bản thân có nhiều thành tích nhưng vẫn cần phải có bản án nghiêm khắc đối với bị cáo Trọng.
Đối với bị cáo Sơn, Thắng, Ánh – nguyên cán bộ công an, đã có sự ăn năn, thành khẩn khai báo. Bị cáo Thắng đã ra đầu thú tạo điều kiện cho cơ quan điều tra nhanh chóng phá án.
Tuy nhiên bị cáo đã ra đầu thú, có nhiều thành tích trong công tác nên cầm xem xét một bản án hợp lý cho bị cáo.
Tại cơ quan điều tra, tại tòa, Dương Chí Dũng một lần nữa khẳng định nhận được tin khởi tố và tránh đi một thời gian. Lời khai phù hợp với nhật ký của Dũng, lời khai của Sơn.
Đây là chuyên án cơ quan thẩm quyền đang xem xét để khởi tố. Thực tế Chí Dũng đã trốn đi trước một ngày trước khi khởi tố gây khó khăn cho cơ quan điều tra.
Đề nghị cần thiết phải khởi tố vụ án Làm lộ bí mật Nhà nước.
Hành vi nhận tiền chạy án cho Dương Chí Dũng, hành vi nhận tiền của doanh nghiệp… nếu có căn cứ sẽ xử lý theo pháp luật.
Tại tòa, HĐXX cũng đọc bản quyết định Khởi tố vụ án: Làm lộ bí mật nhà nước.
Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Dương Tự Trọng 18 năm tù giam. Bị cáo Vũ Tiến Sơn nhận mức án 13 năm tù (ít hơn 4-5 năm so với mức đề nghị của Viện Kiểm sát)./.
Mức án của các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm: 1. Dương Tự Trọng (SN 1961), nguyên Phó giám đốc Công an TP Hải Phòng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an): 18 năm 2. Vũ Tiến Sơn (SN 1966), nguyên Phó Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Công an TP Hải Phòng): 13 năm 3. Hoàng Văn Thắng (SN 1970), nguyên Cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra các tội phạm về môi trường (Công an TP Hải Phòng): 5 năm 4. Đồng Xuân Phong (SN 1974), nguyên cán bộ Hải quan TP Hải Phòng, đang bỏ trốn, bị truy nã: 7 năm 5. Trần Văn Dũng (tên thường gọi là Dũng Bắc Kạn, SN 1968), từng bị TAND tỉnh Bắc Thái kết án về tội buôn lậu và tàng trữ trái phép chất ma túy: 8 năm 6. Nguyễn Trọng Ánh (SN 1985), nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Công an TP. Hải Phòng): 6 năm 7. Phạm Minh Tuấn (SN 1961), nguyên Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng (Hải Phòng) (bạn thân của Dương Tự Trọng): 5 năm |
Theo VOV