Sản phụ Hạ Y Đia, sinh năm 2003, quê quán xã Tây Sơn (Kỳ Sơn) lấy chồng về bản Ka Trên, xã Na Ngoi (Kỳ Sơn), được đưa đến bệnh xá đoàn KT-QP 4 lúc 01 giờ sáng ngày hôm nay , trong tình trạng mệt mỏi, đau bụng dữ dội.

Qua thăm khám, siêu âm cho sản phụ, các bác sĩ chẩn đoán thai 39 tuần 2 ngày, sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ đẻ và đây là ca đẻ khó vì thai ngôi ngang.

bna_bl_image_8537221_512022.jpgCháu bé chào đời trong niềm hạnh phúc của các bác sĩ và gia đình. Ảnh: Tình Dương

Đây là lần mang thai thứ 2 của sản phụ Đia. Trước tình trạng của sản phụ, ê-kíp do bác sĩ Nguyễn Công Minh làm kíp trưởng cùng 2 y sĩ Nguyễn Văn Kiên và Nguyễn Mai Thủy đã hội ý và dùng các thủ thuật chỉnh sửa, xoay thai. Đến 03 giờ sáng cùng ngày, sản phụ sinh hạ thành công bé trai cân nặng 3,8 kg. Hiện tại sức khỏe mẹ và bé đã ổn định và đang được tiếp tục theo dõi.

Theo các bác sĩ, ngôi thai ngang hiếm xuất hiện nhưng lại là trường hợp hiếm gặp (chỉ chiếm 1%) nhưng lại phức tạp và nguy hiểm. Thai phụ có ngôi thai nằm ngang thì sẽ gặp khó khăn trong việc sinh thường và đa số sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Tuy nhiên vì sản phụ nhập bệnh xá trong khi đã có dấu hiệu sinh, trang thiết bị không thể đáp ứng an toàn cho việc mổ đẻ nên các bác sĩ bắt buộc sử dụng phương pháp nội xoay thai.

Bác sĩ trao cháu bé cho gia đình sau 03 giờ tiến hành thủ thuật. Ảnh: Tình Dương

Phương pháp này được tiến hành khi cổ tử cung đã mở, tử cung không có sẹo mổ cũ. Thủ thuật được thực hiện bằng cách cho tay vào buồng tử cung và biến ngôi ngang thành ngôi mông, nhưng việc sinh thường cũng sẽ rất khó khăn.

Ngôi thai nằm ngang là trường hợp phần của thân mình như lưng, mạng sườn, bụng... của thai trình diện trước eo, làm chắn cổ tử cung do chỉ xoay được nửa chừng nên không thể sinh qua đường ngã âm đạo và phải sinh mổ. Đây là loại ngôi thai rất hiếm gặp, chỉ chiếm 1% trong các kiểu ngôi thai. Khi thai nhi đủ tháng cần mổ chủ động lấy thai.