Hành trình thực hiện sứ mệnh cao quý
Thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khỏe người bệnh, với phương châm “Tất cả vì hiệu quả cao trong công tác KCB, đáp ứng kỳ vọng của người bệnh”, đã làm nên những đổi thay tích cực của Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An; trở thành địa chỉ y tế tin cậy của người dân trong và ngoài tỉnh.
Đến nay, diện mạo Bệnh viện chuyển biến rõ nét từ không gian chung đến các khoa, phòng, với hệ thống cơ sở vật chất đã và đang được đầu tư khang trang, hiện đại; trang thiết bị y tế ngày càng đồng bộ, tiên tiến; chất lượng KCB và dịch vụ y tế được chú trọng phát triển.
Thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khỏe người bệnh, với phương châm “Tất cả vì hiệu quả cao trong công tác KCB, đáp ứng kỳ vọng của người bệnh”, đã làm nên những đổi thay tích cực của Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An; trở thành địa chỉ y tế tin cậy của người dân trong và ngoài tỉnh.
Đến nay, diện mạo Bệnh viện chuyển biến rõ nét từ không gian chung đến các khoa, phòng, với hệ thống cơ sở vật chất đã và đang được đầu tư khang trang, hiện đại; trang thiết bị y tế ngày càng đồng bộ, tiên tiến; chất lượng KCB và dịch vụ y tế được chú trọng phát triển.
Đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ, nhân viên y tế phát huy năng lực, tích cực đổi mới phong cách, thái độ phục vụ; tận tụy và trách nhiệm trong điều trị và chăm sóc người bệnh. Nhờ vậy, từ đầu năm đến nay, lượng bệnh nhân đến thăm khám, điều trị tại bệnh viện tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Cuối năm 1974, Bệnh viện rời khu sơ tán Yên Thành về lại thành Vinh (ở Phong Toàn - Hưng Dũng). Năm 1976, Nghệ An sáp nhập với Hà Tĩnh, thời gian này, Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Y học dân tộc Nghệ Tĩnh I. Hoạt động của Bệnh viện được phát triển cả về quy mô, diện bệnh và đón số lượng bệnh nhân đến điều trị ngày càng nhiều.
Giai đoạn 1978 - 1990, Bệnh viện tiếp tục nâng lên 200 giường nội trú và 50 giường ngoại trú, với 163 cán bộ, công nhân viên; đáp ứng nhu cầu KCB cho nhân dân Nghệ Tĩnh, các tỉnh bạn và nước bạn Lào (tỉnh Xiêng Khoảng).
Cuối năm 1990, Bệnh viện Y học dân tộc Nghệ Tĩnh I được chia tách và đổi thành tên cũ - Bệnh viện Y học dân tộc Nghệ An. Năm 1999, Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An và được Bộ Y tế, UBND tỉnh quyết định nâng từ hạng III lên hạng II vào năm 2003.
Hơn nửa thế kỷ phát triển, với nhiều thăng trầm nhưng cán bộ, y, bác sỹ, nhân viên Bệnh viện luôn quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành sứ mệnh cao quý. Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế, Bệnh viện luôn xác định nâng cao chất lượng KCB, hiệu quả điều trị làm mục tiêu cơ bản để phấn đấu.
Với đội ngũ y, bác sỹ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, cùng sự hỗ trợ của bệnh viện tuyến trên, thời gian qua, Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An đã phát huy thế mạnh và nâng cao hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh bằng y học cổ truyền (YHCT).
Cùng với tăng cường phối hợp giữa YHCT với y học hiện đại, tiếp nhận chuyển giao các kỹ thuật mới như: điều trị và kiểm soát đau cột sống, đột quỵ di chứng chấn thương cột sống,…
Nhờ đó, Bệnh viện ngày càng khẳng định uy tín, niềm tin với người bệnh trong và ngoài tỉnh. Năm 2018, Bệnh viện YHCT Nghệ An đã khám, điều trị cho 7.560 lượt bệnh nhân; tỷ lệ khỏi và đỡ đạt trên 99%. Đặc biệt, phương pháp Đông y điều trị hiệu quả một số mặt bệnh điển hình như: tai biến mạch máu não, liệt dây thần kinh số 7… đã tạo dấu ấn thương hiệu của Bệnh viện.
Nhờ đó, Bệnh viện ngày càng khẳng định uy tín, niềm tin với người bệnh trong và ngoài tỉnh. Năm 2018, Bệnh viện YHCT Nghệ An đã khám, điều trị cho 7.560 lượt bệnh nhân; tỷ lệ khỏi và đỡ đạt trên 99%. Đặc biệt, phương pháp Đông y điều trị hiệu quả một số mặt bệnh điển hình như: tai biến mạch máu não, liệt dây thần kinh số 7… đã tạo dấu ấn thương hiệu của Bệnh viện.
Với những thành tựu đã đạt được trong 55 năm qua, Bệnh viện vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1985); Huân chương Lao động hạng Nhì lần thứ nhất (năm 2004) và lần thứ 2 (năm 2013); cùng nhiều Bằng khen của Bộ Y tế và UBND tỉnh trao tặng.
Phấn đấu đạt chuẩn Bệnh viện Đa khoa Y, dược học cổ truyền hạng II
Bênh viện hiện đang hướng mục tiêu xây dựng đạt tiêu chuẩn Bệnh viện Đa khoa Y, dược học cổ truyền hạng II tuyến tỉnh hoàn chỉnh với cơ cấu 320 giường bệnh; chất lượng Bệnh viện đạt mức 3.0 hoàn chỉnh; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ KCB, từng bước xây dựng, hoàn thiện một bệnh viện xanh - sạch - đẹp. Bệnh viện hoạt động theo cơ chế tự chủ toàn bộ chi thường xuyên (nhóm II theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP).
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, theo ông Hồ Văn Thăng - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An, Bệnh viện tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chú trọng công tác quản lý chất lượng, đầu tư cơ sở vật chất, thu hút đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời phối hợp với các bệnh viện tuyến Trung ương, chuyên ngành, triển khai các kỹ thuật chuyên sâu; để tiếp tục triển khai các phương pháp điều trị mới, hiệu quả. Bệnh viện tăng cường sản xuất, cung ứng thuốc và dược liệu đảm bảo chất lượng, đúng quy trình; nhằm chủ động cung cấp dược phẩm phục vụ người bệnh.
Được biết, từ đầu năm đến nay, Bệnh viện đã và đang tích cực phối hợp với chuyên gia đầu ngành ở các bệnh viện tuyến trên, Viện Y, dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh, cử các chuyên gia hỗ trợ, nhằm cung cấp các dịch vụ y tế tốt nhất cho người dân ngay tại cơ sở, đáp ứng tối đa nhu cầu của người bệnh, cũng như đào tạo chuyên môn tại chỗ cho đội ngũ cán bộ; nhằm hạn chế tối đa số bệnh nhân phải chuyển tuyến trên.
Cùng với các kỹ thuật hiện đại đang triển khai như: PH bệnh nhân liệt, tai biến... Bệnh viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hoàn thiện các kỹ thuật mới, chuyên sâu tại các chuyên ngành: Đột quỵ, phục hồi chức năng, sản xuất thuốc...
Đồng thời, Bệnh viện đẩy mạnh cải cách hành chính ứng dụng triệt để CNTT vào tất cả các khâu trong hoạt động KCB. Tiếp tục đổi mới hoàn toàn công tác quản lý chất lượng Bệnh viện. Duy trì và tổ chức triển khai việc thực hiện mô hình 5S rộng rãi tại tất cả các khoa, phòng, bộ phận; đổi mới, nâng cao chất lượng, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy trình; Tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao y đức - tinh thần thái độ phục vụ theo hướng “văn minh, thân thiện” cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, dần hướng tới tính chuyên nghiệp trong hoạt động chăm sóc người bệnh...