Sốc phản vệ là dị ứng nặng, nghiêm trọng nhất, có thể gây tử vong do suy hô hấp và tuần hoàn. Bệnh xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc vài ba chục phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên (có thể là dùng thuốc, bị côn trùng cắn hoặc ăn thức ăn lạ). Bởi vậy, bệnh nhân cần được cấp cứu bài bản, đúng cách, kịp thời.
Tối ngày 14/1/2018, Bệnh viện Quốc tế Vinh đã cứu chữa thành công bệnh nhân V.H.Sơn (37 tuổi), quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tinh thần hoảng loạn, mê sảng, chân tay run, da mẩn ngứa nổi mề đay sau khi vô tình ăn phải hạt gấc (theo như lời bệnh nhân kể).
Sau khi các bác sĩ chuyên khoa Cấp cứu - Bệnh viện Quốc tế Vinh thăm khám, nhận thấy bệnh nhân có biểu hiện của sốc như phản hồi mao mạch chậm, tím tái, tụt huyết áp, phân áp oxy thấp. Bác sĩ không bắt được mạch quay, mạch cánh tay và huyết áp bệnh nhân không đo được.
Sốc phản vệ: Nỗi ám ảnh của bệnh nhân và bác sỹ
(Baonghean.vn) - Sau vụ việc 7 bệnh nhân chạy thận chết nghi do sốc phản vệ ở Hòa Bình, nhiều người thắc mắc, sốc phản vệ là gì và nó nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh như thế nào?
Hiện tại sau 20 giờ điều trị, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, huyết áp ổn định, đã cắt thuốc vận mạch.
Bác sĩ Nguyễn Quang Nguyên, Khoa Hồi sức Cấp cứu, người trực tiếp tham gia cấp cứu cho bệnh nhân cho biết: “Sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hay đôi khi muộn hơn sau một vài giờ, nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ sẽ diễn tiến rất nhanh trong vòng 1 - 2 phút có thể chuyển sang trạng thái nguy kịch. Nếu triệu chứng bệnh xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỷ lệ tử vong càng cao. Vì vậy, cần hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý và phòng ngừa để cấp cứu thật nhanh, kịp thời, chính xác cho người bệnh”.
Nếu có biểu hiện bất thường sau khi tiếp xúc với dị nguyên như: Mẩn ngứa, khó thở, đau bụng, nôn, tiêu chảy, tụt huyết áp, choáng váng… hãy khẩn trương đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, cấp cứu kịp thời; không nên chủ quan, tự ý dùng thuốc như các thuốc chống dị ứng.
Bác sĩ Nguyễn Quang Nguyên, Khoa Hồi sức Cấp cứu, người trực tiếp tham gia cấp cứu cho bệnh nhân cho biết: “Sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hay đôi khi muộn hơn sau một vài giờ, nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ sẽ diễn tiến rất nhanh trong vòng 1 - 2 phút có thể chuyển sang trạng thái nguy kịch. Nếu triệu chứng bệnh xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỷ lệ tử vong càng cao. Vì vậy, cần hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý và phòng ngừa để cấp cứu thật nhanh, kịp thời, chính xác cho người bệnh”.
Nếu có biểu hiện bất thường sau khi tiếp xúc với dị nguyên như: Mẩn ngứa, khó thở, đau bụng, nôn, tiêu chảy, tụt huyết áp, choáng váng… hãy khẩn trương đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, cấp cứu kịp thời; không nên chủ quan, tự ý dùng thuốc như các thuốc chống dị ứng.