Hồ Hoàn Kiếm là biểu tượng đặc biệt nhất của thủ đô, gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả lại gươm báu cho rùa thần sau khi đánh tan giặc Minh thời thế kỷ 15.

images1062102_ho_guom_zing_1_1.jpgHồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là hồ Gươm) nằm ở trung tâm thủ đô, kết nối với khu phố cổ do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ.
Nằm ở trung tâm hồ là tháp Rùa được xây dựng năm 1884 - 1886. Tháp có ba tầng chính và một đỉnh, 4 mặt, dài 6,28 mét (hai mặt hướng Đông và Tây), mỗi mặt có 3 cửa, rộng 4,54 mét, mỗi mặt có 2 cửa. Các cửa đều được xây cuốn, đỉnh thuôn nhọn. Tầng hai dài 4,8 mét, rộng 3,64 mét và có kiến trúc giống như tầng một. Tầng ba dài 2,97 mét, rộng 1,9 mét. Tầng này chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68 mét, phía trên cửa có 3 chữ Quy Sơn tháp (tháp Núi Rùa). Tầng đỉnh có nét giống một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2 mét. Bài viết: http://news.zing.vn/Bau-vat-xanh-cua-Ha-Noi-qua-goc-nhin-la-post465928.html Nguồn Zing News
Ngoài ra, trên hồ còn có đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc Sơn, nối với bờ là cầu Thê Húc cong cong mầu đỏ thắm.
Đảo Ngọc Sơn nằm ở phía Bắc hồ, xưa có tên là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng khi dời đô ra Thăng Long và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra đền Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ.
Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Trước kia có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần sau khi mượn được và đánh tan quân giặc Minh.
Tên hồ được lấy để đặt cho một quận và một phố ở trung tâm Hà Nội. Nhìn từ trên cao, hồ chỉ cách sông Hồng và cầu Chương Dương chưa đầy 3 km.
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, dựa theo bản đồ thời Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Gươm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối, tiếp đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm hiện nay.
Kể từ khi Hà Nội được giải phóng, xung quanh hồ trở thành trung tâm văn hóa, giải trí của thủ đô. Mỗi dịp có sự kiện lớn hoặc lễ Tết, giới trẻ và các gia đình lại đổ về đây để vui chơi, thưởng ngoạn. Hồ Hoàn Kiếm là biểu tượng của thành phố, không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày cho người dân Hà Nội.

Nguồn Zing