(Baonghean.vn) - Phần lớn người dân Nhật Bản, từ người già cho đến người trẻ đều mong muốn được lắng nghe một cách khách quan mà không cần phải đến các phòng khám của các nhà tâm lý học. Do đó, một giải pháp mang tên “Ossan rental” đã được ra đời.

Ảnh AFP
Anh Takanobu Nishimoto đang lắng nghe khách hàng kể chuyện ở Tokyo hôm 23/5. Ảnh: AFP

Dịch vụ “Ossan rental” được anh Takanobu Nishimoto đưa ra cách đây 4 năm bằng việc cho khách hàng “thuê” mình.

Mỗi giờ, khách hàng sẽ trả 1.000 yen (hơn 200.000 đồng) để được anh Nishimoto nghe câu chuyện của họ.

Trả lời phỏng vấn với AFP, Takanobu Nishimoto cho biết, anh làm dịch vụ này trước hết là vì sở thích.

Thêm vào đó, bằng việc này anh cũng muốn cải thiện hình ảnh của những người đàn ông trong độ tuổi của anh (45 cho đến 55 tuổi) - độ tuổi thường bị coi thường ở Nhật.

Chị Nodoka Hyodo đang tâm sự với anh Nishimoto. Ảnh: AFP

Những người thuê Nishimoto thường yêu cầu anh đi cùng họ trong 1 hoặc 2 giờ, để anh lắng nghe những câu chuyện của họ.

Ví dụ như một ông cụ 80 tuổi, người cứ mỗi tuần lại thuê anh đi dạo ra công viên và người đó đã coi anh như con trai của ông.

Khách hành của Nishimoto rất đa dạng, từ một người đi câu cá thuê anh nghe chuyện cho đến khi có cá cắn câu, một nữ sinh kể về mong muốn làm ngôi sao nhưng không nhận được sự ủng hộ của gia đình hay một nhân viên trẻ không biết phải làm như thế nào để đối phó với cấp trên…

Mỗi tháng, có từ 30 đến 40 khách hàng tìm anh để được nói chuyện và 70% trong số họ là phụ nữ.

Nhiều câu chuyện của khách hàng rất cảm động mặc dù cũng có lúc anh nghĩ ngừng công việc nhưng sau đó anh nhận ra cả công việc và những cuộc gặp với khách hàng đã trở nên không thể thiếu với bản thân.

Rất may, vợ của Nishimoto hiểu và tin tưởng vào chồng mình.

Khách hàng sẽ trả 1.000 yen/1 giờ (hơn 200.000 đồng) để được lắng nghe với dịch vụ “Ossan rental” của anh Nishimoto. Ảnh: AFP

Theo nhà xã hội học người Pháp Muriel Jolivet - một chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản, dịch vụ này là dấu hiệu chứng tỏ việc người Nhật ngày càng gặp khó khăn trong việc giao tiếp với gia đình do sợ làm buồn phiền hay các phản ứng của người thân.

Còn với Hiroaki Enomoto - một nhà tâm lý học và là tác giả của nhiều cuốn sách về truyền thông xã hội, lại nhấn mạnh rằng, ở Nhật Bản, khi đối mặt với một điều gì mới, rất khó để nói với một ai đó khi mà điều này không nhất thiết phải nói với họ. Nhiều người tự hỏi phải làm thế nào để không ảnh hưởng đến người khác. Và trong trường hợp này, họ chọn sử dụng dịch vụ “Ossan rental”.

Khi đó, khách hàng sẽ trả tiền để được lắng nghe mà không cần suy nghĩ về việc người đối diện có muốn nghe câu chuyện của mình hay cảm thấy xấu hổ vì câu chuyện./.

Chu Thanh

(Theo 20Minutes)

TIN LIÊN QUAN