Bên cạnh việc bảo vệ tài chính bản thân và gia đình trước những rủi ro trong cuộc sống, nhiều người tham gia bảo hiểm nhân thọ còn bởi đây là hình thức tích lũy tài chính cho tương lai khá hiệu quả và an toàn. Tuy vậy, trong hai yếu tố này thì đâu là yếu tố then chốt và hiểu như thế nào cho đúng về yếu tố “tích lũy” của công cụ tài chính này là điều người mua cần tìm hiểu.  
Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, khách hàng luôn được tư vấn đầy đủ và chi tiết về các quy tắc, điều khoản hợp đồng, quyền lợi và trách nhiệm của mình cũng như của doanh nghiệp bảo hiểm.
Tuy nhiên, không ít khách hàng vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận với các thuật ngữ bảo hiểm. Trong đó, “bảo tức” và “lãi chia cuối hợp đồng” là những khái niệm thường gặp nhưng đôi khi người mua bảo hiểm lại chưa hiểu hết về các khái niệm này. 
_mg_12574358940_472019.jpg
Khoản lãi chia không đảm bảo 
Phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có tham gia chia lãi sẽ được tập hợp vào một quỹ, gọi là Quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi. Tài sản của Quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi thường được đầu tư vào những tài sản đầu tư dài hạn và có tính an toàn cao, phần lớn là trái phiếu chính phủ.
Có thể thấy, đây là kênh đầu tư có tính an toàn cao, ít rủi ro, phù hợp với những khách hàng có mức độ chấp nhận rủi ro thấp và kỳ vọng lợi nhuận ổn định. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư sau khi trừ đi các khoản chi phí sẽ được đem chia lại cho bên mua bảo hiểm như một khoản lãi chia không đảm bảo dưới tên gọi bảo tức và lãi chia cuối hợp đồng. Bảo tức được thông báo cho bên mua bảo hiểm vào mỗi năm dương lịch.
Trừ trường hợp khách hàng có yêu cầu rút trước, bảo tức sẽ được tích lũy mỗi năm và khách hàng sẽ nhận được toàn bộ khi doanh nghiệp bảo hiểm chi trả các quyền lợi bảo hiểm liên quan tính đến thời điểm hợp đồng đáo hạn hoặc có sự kiện bảo hiểm xảy ra như tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
Trong khi đó, lãi chia cuối hợp đồng chỉ được công bố một lần duy nhất khi hợp đồng đáo hạn hoặc khi khách hàng nhận quyền lợi bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn. 
Tuy là khoản chia không đảm bảo nhưng bảo tức là một phần lợi ích gắn liền với hợp đồng bảo hiểm và tạo nên giá trị tích lũy của hợp đồng mà người tham gia bảo hiểm quan tâm.
Tuy nhiên, không phải mọi hợp đồng bảo hiểm đều được chia bảo tức. Thay vào đó, chỉ những hợp đồng sản phẩm bảo hiểm có tham gia chia lãi và đang có hiệu lực tại thời điểm công bố bảo tức mới được hưởng bảo tức, và tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có loại sản phẩm bảo hiểm mà khách hàng tham gia và thời điểm hợp đồng có hiệu lực mà tỷ lệ bảo tức khách hàng nhận được sẽ khác nhau.  
 
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tức và lãi chia cuối hợp đồng
Có nhiều yếu tố tác động khiến mức bảo tức và lãi chia cuối hợp đồng mà khách hàng nhận được mỗi năm có sự khác biệt, và có thể không giống hoàn toàn như bảng minh họa quyền lợi của hợp đồng. Trong đó, yếu tố chính là tình hình hoạt động của Quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi: nếu tình hình hoạt động của Quỹ này tốt, bảo tức và lãi chia cuối hợp đồng sẽ cao và ngược lại. Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của Quỹ này là lãi suất trái phiếu dài hạn. Tuy nhiên, theo công bố của Kho bạc Nhà nước thì khoản lãi suất trái phiếu chính phủ đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây và duy trì ở mức thấp kể từ năm 2014 đến nay.   
Ngoài ra, mức bảo tức công bố mỗi năm còn phụ thuộc vào việc chi trả quyền lợi bảo hiểm được thực hiện giữa công ty bảo hiểm và khách hàng. Đơn cử như đối với sản phẩm Phú-An Lộc của Công ty Prudential, nếu việc chia bảo tức diễn ra sau khi quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo lần thứ nhất được chi trả thì số tiền bảo hiểm tham gia chia lãi sẽ 100% số tiền bảo hiểm; nếu việc chia lãi diễn ra trước đó thì số tiền bảo hiểm tham gia chia lãi sẽ cao hơn, là  200% số tiền bảo hiểm. 
Bên cạnh đó, các yếu tố như dòng sản phẩm bảo hiểm tham gia, số tiền bảo hiểm và bảo tức tích lũy tính từ các năm trước, tổng phí bảo hiểm đã đóng, thời gian tham gia hợp đồng... cũng sẽ ảnh hưởng tới bảo tức và lãi chia cuối hợp đồng thực tế công bố cho khách hàng.
Tuy vậy, doanh nghiệp bảo hiểm luôn tính toán và cân nhắc tỷ lệ bảo tức và lãi chia cuối hợp đồng dựa trên nguyên tắc công bằng và tuân thủ các quy định của pháp luật, đồng thời quan tâm đảm bảo quyền lợi khách hàng.
Kỳ vọng gì ở một hợp đồng bảo hiểm?
Dù mang đến lợi ích tài chính cho khách hàng, nhưng những khoản chia không đảm bảo đã đề cập ở trên không phải là yếu tố then chốt làm nên giá trị của một hợp đồng bảo hiểm mà yếu tố bảo vệ tài chính mới là điều khách hàng nên kỳ vọng và thực sự quan tâm.

Hàng năm, các công ty bảo hiểm phải trích lập dự phòng để đảm bảo thực hiện cam kết chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng trong tương lai. Trong trường hợp người được bảo hiểm gặp rủi ro như tử vong, thương tật, bệnh tật… doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả các quyền lợi bảo hiểm để bù đắp các rủi ro này. Lúc này, bảo hiểm nhân thọ sẽ lập tức trở thành trụ đỡ vững chắc thay thế cho khoản thu nhập bị mất của người trụ cột, giúp gia đình được bảo vệ tài chính và vượt qua các biến cố lớn trong cuộc sống. Đây là lý do giúp bảo hiểm nhân thọ trở thành một trong những công cụ bảo vệ tài chính hiệu quả và an toàn nhất hiện nay.

Theo quy định của Bộ Tài chính

Sự an tâm về một tương lai tài chính vững bền mới là “món quà” thật sự ý nghĩa mà các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mang đến cho các khách hàng của mình.