(Baonghean.vn) – Làng nghề dệt thổ cẩm bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn được công nhận năm 2010. Bản có 131 hộ thì có tới 30 hộ gắn bó lâu đời với nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Thổ cẩm bản Na không chỉ được thị trường nội địa ưa chuộng mà còn để xuất khẩu sang thị trường nước bạn Lào.

images1767871_th__c_m_1.jpgNghề dệt thổ cẩm ở bản Na là nghề truyền thống, được bà con gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Năm 2010, bản Na được công nhận là làng nghề truyền thống. Bản có 131 hộ người Thái thì có đến 30 hộ tham gia tổ dệt.
Phụ nữ bản Na từ già đến trẻ đều rất thành thạo trong nghề dệt thổ cẩm.
Trước đây, phụ nữ bản Na dệt ra những tấm thổ cẩm chủ yếu để dùng trong gia đình.
Bà Lương Thị Hòa - phụ trách tổ dệt cho biết, hầu hết nguồn sợi đều được nhập từ Lào về. Mỗi cuộn sợi thường có giá 100 nghìn đồng, sợi tơ tằm 1 triệu đồng/kg. Hiện tại, bà con chưa tự túc được nguồn sợi nên chi phí để dệt 1 tấm thổ cẩm vẫn còn cao.
Để có 1 tấm thổ cẩm ưng ý, công đoạn quay sợi cũng yêu cầu sự nhẫn nại và khéo léo.
Chị Vi Thị Nút cho hay, bình thường chị em chỉ tranh thủ làm lúc nông nhàn, dịp giáp Tết thì làm cả ngày lẫn đêm. Mỗi tháng bình quân 1 người dệt được 5 - 8 tấm thổ cẩm.
Thổ cẩm bản Na được thị trường nội địa và nước bạn Lào ưa chuộng bởi mẫu mã đẹp, bền.
Thổ cẩm bản Na có mặt trên khắp các chợ vùng cao. Giá bán hiện tại mỗi tấm là 600 - 700 nghìn đồng.
Các thành viên tổ dệt cho biết, hầu hết thổ cẩm dệt ra đều được người Lào thu gom, nhất là thời điểm giáp Tết không đủ hàng để bán.

 Đào Thọ

TIN LIÊN QUAN