Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
 
Người bệnh ngứa và gãi nhất là về đêm làm da đỏ sẩn, hơi nhăn, cộm, nổi những sẩn dẹt bóng sau thành một đám hình bầu dục, đôi khi thành vệt dài có viền không đều, không rõ. Thường nổi ở hai bên cổ, gáy, đùi, vùng hậu môn sinh dục, nếp kẽ mông. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể.
 
Thể phong nhiệt (giai đoạn mới mắc bệnh): da mới bị viêm, màu hơi hồng, ngứa, da còn mỏng. Phép chữa là khu phong thanh nhiệt.
 
images1122736_bai_thuoc_tri_viem_da_than_kinh_1.jpg​ Thuyền thoái là xác lột khô của con ve sầu.

Thuốc uống - dùng một trong các bài:

Bài 1: kinh giới 12g, phòng phong 12g, cỏ nhọ nồi 12g, ké đầu ngựa 12g, sinh địa 16g, kê huyết đằng 12g, cây cứt lợn 12g, ý dĩ 16g, kim ngân 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
 
Bài 2: cúc hoa 12g, kim ngân hoa 12g, ké đầu ngựa 12g, đan bì 8g, sinh địa 16g, khổ sâm 12g, thổ phục linh 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
 
Bài 3: Tiêu phong tán gia giảm: kinh giới 12g, thuyền thoái 6g, sinh địa 12g, phòng phong 12g, thạch cao 20g, ngưu bàng tử 12g, đương quy 12g, tri mẫu 12g, địa phụ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
 
Bài 4: Phong thanh nhiệt ẩm gia giảm: kinh giới 16g, phòng phong 12g, thuyền thoái 6g, cúc hoa 12g, sinh địa 16g, kim ngân 12g, tạo giác thích 12g, khổ sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
 
Bài 5: kê huyết đằng 12g, đỗ đen 12g, sa sâm 12g, kỷ tử 12g, cây cứt lợn 12g, kinh giới 16g, cam thảo nam 12g, thuyền thoái 6g, cương tàm 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
 
Bài 6: Địa hoàng ẩm tử gia giảm: hà thủ ô 16g, sinh địa 16g, đương quy 12g, huyền sâm 12g, toàn yết 6g, cương tàm 8g, kinh giới 12g, bạch tật lê 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
 
Thuốc bôi tại chỗ: 
 
Phèn chua phi (tán nhỏ) 5g, lưu huỳnh 25g, khinh phấn 5ml, cồn 70 độ 300ml. Tán nhỏ 3 thứ thuốc ngâm cồn trong 1 tuần. Lắc kỹ trước khi bôi thuốc, bôi 3 - 6 lần/ngày.
 
Thể huyết táo (thể viêm da mạn tính): vùng da bệnh dày và khô, ngứa nhiều về đêm, khi gãi chảy nước và rớm máu. Phép chữa là dưỡng huyết, nhuận táo, khu phong.
                                                                         
Theo Sức khỏe và đời sống