(Baonghean) - Trong bối cảnh nhu cầu xây dựng hạ tầng giao thông ngày càng tăng nhưng đầu tư bằng nguồn NSNN lại vướng vào ngưỡng nợ công, nguồn ODA ưu đãi có xu hưởng giảm do Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, đòi hỏi sự tham gia của khu vực tư nhân vào khu vực này đã trở thành bức thiết. Làm thế nào để xoay chuyển được tình thế, sẽ phải vượt qua những khó khăn, thách thức nào để có thế huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực này? 

Sân bay Vinh
Sân bay Vinh- Ảnh tư liệu.

Trong thập kỷ phát triển vừa qua, Việt Nam đã đa dạng hóa các nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông. Bên cạnh nguồn vốn NSNN, bao gồm cả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Việt Nam đã huy động nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) và các nguồn vốn ngoài NSNN để đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông.   

 Tỷ trọng vốn đầu tư chuyển biến chậm

Như vậy, nguồn vốn NSNN vẫn có xu hướng tăng, mặc dù tỷ trọng của nguồn vốn NSNN trong tổng nguồn vốn đã giảm đi. Tương tự như vậy, nguồn vốn ODA cũng tăng nhưng tỷ trọng vốn ODA trong tổng vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông lại giảm 18,7%. Tỷ trọng nguồn vốn từ TPCP có xu hướng tăng mạnh từ 23,2% trong giai đoạn 2001-2005 lên mức 28,7% giai đoạn 2006-2010. Ngoài ra, một lượng vốn lớn của khu vực ngoài nhà nước đã đổ vào việc xây dựng cảng biển và đường bộ. Có thể nói, trong giai đoạn vừa qua, đầu tư cho hạ tầng giao thông chủ yếu là từ nguồn ngân sách và viện trợ nước ngoài, và việc huy động vốn ngoài NSNN chuyển biến chậm về tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư.

Chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Tuy nhiên, đối với khu vực tư nhân, sự tham gia vào lĩnh vực giao thông đường bộ lại chủ yếu là từ các nhà đầu tư trong nước, sự tham gia của khu vực FDI còn hạn chế. Các tuyến đường thu phí BOT chưa thực sự hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài do các dự án giao thông chưa đủ lưu lượng càn thiết để khiến dự án đó khả thi về tài chính nếu chỉ dựa vào thu phí, trong khi lại gặp nhiều yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư.

Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động

Trong thời gian gần đây, Việt Nam có một số động thái mới liên quan đến cổ phần hóa, tư nhân hóa quyền sở hữu và khai thác cảng biển, sân bay và đường cao tốc. Những động thái này đã thu hút sự quan tâm của một số nhà đầu tư về về nhượng quyền khai thác. Do vậy, vấn đề căn bản là cải cách, đổi mới thể chế thông qua đổi mới mô hình tổ chức hoạt động và thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, nhượng quyền khai thác để thu hút nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.

Đường giao thông nhiều nơi cần nâng cấp. Ảnh Huyền Trang.

 Thực tế cho thấy, đối với việc thanh toán, thu hồi vốn cho nhà đầu tư, thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập, các văn bản điều chỉnh ra đời tương đối sớm, đã và đang là cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện cơ chế này dễ dẫn đến thất thu cho NSNN và làm méo mó thị trường. Giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư thường thấp hơn giá thị trường và đất được tính giá trước khi có hạ tầng, giá trị của công trình hạ tầng giao thông không được định giá phù hợp với chất lượng và khối lượng thực tế. Mặc dù được kỳ vọng rất lớn, nhưng việc huy động vốn theo hình hợp tác PPP vẫn gặp rất nhiều khó khăn.  

                          Sông Hồng

TIN LIÊN QUAN