(Baonghean.vn) –Từ nay đến 2020, định hướng đến 2030, Anh Sơn chủ trương tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, phát triển công nghiệp, tranh thủ cơ chế chính sách để thu hút đầu tư,  hỗ trợ doanh nghiệp.  Anh Sơn sẽ  phát triển mạnh các sản phẩm đường kính, xi măng, chè, gạch nung....

images1628461_images1473963_bna_56d7e7aba207c.jpgĐiều hành sản xuất ở nhà máy xi măng Sông Lam 2

Hiện ở Anh Sơn, sản phẩm xi măng là sản phẩm công nghiệp chủ lực của huyện với nhà máy xi măng Sông Lam 2 công suất 600.000 tấn/ năm của tập đoàn The Vissai và nhà máy của Công ty TNHH 1 thành viên Thanh Sơn với công suất thiết kế 88.000 tấn/ năm. Hiện các nhà máy đã hoạt động cho ra sản phẩm và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.

Về gạch nung: Gạch nung được sản xuất chủ yếu tại xã Cẩm Sơn và Hội Sơn, do 2 doanh nghiệp tham gia sản xuất, đưa ra thị trường tiêu thụ hơn 15 triệu viên gạch/năm. Với dây chuyền công nghệ hiện có, công suất 9 triệu viên/năm của Công ty CP gạch Tuynel Tây Nghệ, Cẩm Sơn và 7 triệu viên/năm của Công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9 tại Hội Sơn, sản phẩm sản xuất ra chưa đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng trong vùng.

Sản xuất xi măng ở nhà máy xi măng Sông Lam 2. Ảnh T.H

Sản phẩm đường kính trên địa bàn huyện do Công ty cổ phần mía đường Sông Lam sản xuất, sản lượng đường kính trong giai đoạn 2009 - 2015 tăng khá cao, nguồn nguyên liệu được đảm bảo, công nghệ sản xuất được đổi mới, sản lượng mỗi năm đạt từ 8000- 9.500 tấn.

Về chè: Sản phẩm chè công nghiệp được chế biến dựa trên nguyên liệu chè búp, được trồng ở nhiều xã trong toàn huyện, đó là Xã Long Sơn, Phúc Sơn, Hội Sơn, Hoa Sơn, Cẩm Sơn, Hùng Sơn, Đức Sơn, Đỉnh Sơn, Tường Sơn, Tam Sơn.

Sản xuất chè bằng phương pháp thủ công ở Hùng Sơn - Anh Sơn. Ảnh P.v

Để đáp ứng nhu cầu chế biến chè, ngoài 3 doanh nghiệp quốc doanh tham gia sản xuất từ trước năm 2010, đến nay đã có thêm 3 doanh nghiệp tư nhân tham gia sản xuất, chế biến chè.

Trong những năm qua, sản lượng chè công nghiệp duy trì ở mức độ phát triển khá, 4000 -5000 tấn/năm.  Sản phẩm chè qua chế biến được các doanh nghiệp Anh Sơn sơ chế và nhập cho Công ty chè Nghệ An và đang được chế biến theo hướng sạch, có thương hiệu. Ngoài ra trên địa bàn còn có sản phẩm may mặc và đá xây dựng với trữ lượng  trên 3,3 triệu tấn được phân bố tại các xã.

Khai thác đá vôi ở Hội Sơn - Anh Sơn. Ảnh: Huyền Trang

Phấn đấu đưa ngành công nghiệp có tỷ trọng đóng góp ngày càng tăng trong cơ cấu GDP của huyện; tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP 40% năm 2020 và 40 – 45% vào năm 2030; tỷ trọng ngành công nghiệp trong các ngành sản xuất phi nông nghiệp đạt 50% năm 2020 và 40-50% vào năm 2030;

Tốc độ phát triển công nghiệp hàng năm giai đoạn 2014 - 2020 tăng 15%; giai đoạn 2020 - 2030 đạt 12 - 15%,

Giá trị sản xuất công nghiệp (CN-TTCN-XD) đến năm 2015 đạt 1.000 tỷ  đồng, đến năm 2020 đạt khoảng 2.100 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt 7.000 tỷ đồng.

Châu Lan

TIN LIÊN QUAN