Tiêm kích MiG-15UTI của Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu phục vụ vai trò huấn luyện chiến đấu, nhưng khi cần có thể chiến đấu.
Đầu những năm 1960, Liên Xô đã viện trợ qua ngả Trung Quốc cho Việt Nam 3 máy bay tiêm kích MiG-15UTI cùng 33 máy bay MiG-17. Trên cơ sở số máy bay này, ta đã thành lập Trung đoàn 921 anh hùng. Nhưng, suốt thời gian dài, có rất ít (hầu như là không có) hình ảnh nào về quá trình phục vụ của MiG-15UTI trong Không quân Nhân dân. Rất may, trong cuốn sách “MIGs Over North Vietnam: The Vietnam People's Air Force in Combat, 1965-75” đã lưu lại được hình ảnh quý giá về MiG-15UTI thời còn hoạt động ở Việt Nam. Ảnh: Chiếc MiG-15UTI cất cánh trong ban bay huấn luyện, phía dưới đường băng, một chiếc xe tải đang kéo chiếc MiG-17. Tiêm kích MiG-15UTI của Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu phục vụ vai trò huấn luyện chiến đấu, nhưng khi cần có thể chiến đấu.
MiG-15UTI là biến thể dùng cho huấn luyện chiến đấu và tham gia chiến đấu của mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-15 do Liên Xô phát triển. Đây là mẫu tiêm kích phản lực thành công nhất trước khi MiG-21 xuất hiện và tham chiến. Được thiết kế cho nhiệm vụ huấn luyện phi công, MiG-15UTI mở rộng khoang lái thành hai chỗ ngồi, trang bị hai hệ thống lái. Buồng lái MiG-15UTI, có một vài thiết bị công nghệ hiện đại được gắn vào sau này bởi các công ty tư nhân vận hành. Cửa hút không khí tăng lực động cơ của MiG-15UTI đặt ở đầu mũi. Tiêm kích MiG-15UTI được trang bị bộ vũ khí gồm 2 pháo 23mm NR-23 (160 viên) và N-37 37mm (40 viên). MiG-15UTI trang bị động cơ phản lực Klimov VK-1 cung cấp lực đẩy 26,5kN cho tốc độ bay tối đa 1.059km/h ở trần bay thấp. Theo tintuc.vn