Ăn uống cũng cần phải đúng cách. Một số loại thực phẩm, chỉ cần sai trong khâu chế biến, kết hợp gia vị cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
 
Cách ăn trứng gà để không bị ngộ độc
 
Trứng gà dù ngon và bổ, nhưng không tốt với một số bệnh. Bị sốt mà ăn trứng gà sẽ làm nhiệt lượng cơ thể tăng lên nhưng lại không phát tán ra ngoài được, làm bệnh càng nặng hơn. Người vừa ốm dậy hay bị tiêu chảy hoặc có sỏi mật... cũng cần thận trọng với món này.
 
Trẻ nhỏ dưới một tuổi không nên ăn trứng gà. Có không ít trường hợp trẻ bị dị ứng ngay sau khi ăn trứng gà, đặc biệt đối với trẻ từ sáu tháng tuổi khi bắt đầu ăn dặm. Vì vậy, chỉ nên bổ sung trứng vào khẩu phần ăn của trẻ khi trẻ đã được hơn một tuổi.
 
Cách ăn măng để không bị ngộ độc
 
Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12h, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân. 
 
Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg. Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.
 
images1087787_6.jpgĂn thế nào cho khỏe?
 
Cách ăn trứng vịt lộn để không ảnh hưởng tới sức khỏe
 
Theo quan niệm của y học cổ truyền món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị là một bài thuốc, dùng chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý…
 
Ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày và ăn liên tục có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… và tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút.
 
Mặt khác, ăn nhiều rau răm sống sẽ sinh nóng rét. Phụ nữ trong giai đoạn kinh kỳ ăn nhiều rau răm sống dễ bị rong huyết. Phụ nữ đang mang thai cũng không nên ăn nhiều rau răm vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
 
Trẻ em, chỉ nên ăn tối đa một quả/ngày; người lớn: ăn tối đa hai quả/ngày. Khi ăn nên kèm gia vị. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi. Nên ăn vào buổi sáng sớm có kèm món ăn bổ sung. Một liệu trình tối thiểu 15 ngày. Với trường hợp người lớn muốn bồi bổ sức khỏe tối đa nên dùng khoảng 60 - 90 ngày.
 
Trường hợp sử dụng trứng vịt lộn để cải thiện sức khoẻ lâu dài, cần hạn chế ăn các loại gan gia súc, gia cầm… hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000UI. Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín.
 
Cách ăn rau má không bị ngộ độc
 
Rau má có nhiều tác dụng chữa bệnh hạ huyết áp, kéo dài sự trẻ trung, hạ sốt, giải ngộ độc sắn, lợi tiểu… nên được làm món ăn, đồ uống rộng rãi. Ngày hè nước rau má rất được ưa chuộng để giải nhiệt cho người hoạt động ngoài trời nhiều giờ.
 
Người bình thường có thể dùng 1 cốc nước rau má/ngày (khoảng dưới 40 gr rau), nhưng cũng không nên uống quá 1 tháng. Nếu muốn dùng nữa bác sĩ khuyên nên dừng tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng tiếp.
 
Tuy nhiên, rau má tính hàn nên dễ gây đầy bụng, tiêu chảy (nhất là với người thân nhiệt thấp, hay lạnh bụng. Do đó có thể ăn nên thêm vài lát gừng cho ấm bụng.
 
Rau má có thể làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc uống rượu. Uống nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua.
 
Phụ nữ uống thuốc rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai…
 
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú tránh ăn rau má vì có thể dẫn đến sẩy thai (nếu ở thời kỳ mang thai), gây đầy bụng, lạnh bụng.
 
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, thuốc mất ngủ, các thuốc chống trầm cảm… làm giảm hiệu quả của insulin và các thuốc tiểu đường uống, thuốc hạ cholesterol.
 
Theo Alobacsi.vn