(Baonghean.vn) - Ngày 23/5 (theo giờ địa phương) Ấn Độ lần đầu tiên phóng thành công nguyên mẫu thu nhỏ một tàu con thoi có khả năng tái sử dụng tại Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, ngoài khơi bờ biển Đông Nam Ấn Độ.

Ấn Độ phóng thành công tàu con thoi tái sử dụng. Ảnh: ISRO

Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho biết sau khi đạt đến độ cao khoảng 40 dặm (tương đương 64 km), nguyên mẫu tàu con thoi (RVL-TD) đã bay vào bầu khí quyển ở tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh và hạ cánh thành công ở nơi hạ cánh trên vịnh Bengal.Tàu con thoi này được thiết kế với mục đích đặt vệ tinh vào quỹ đạo ngoài Trái đất.

ISRO cho biết thêm "Trong chuyến bay này, các công nghệ quan trọng như tự điều khiển hướng bay, hướng dẫn, điều khiển, hệ thống bảo vệ nhiệt tái sử dụng và hệ thống quản lý nhiệm vụ tái nhập cảnh đã hoạt động thành công."

Tổ chức ISRO đã phát triển công nghệ không gian này với chi phí phải chăng, trong đó mức chi phí để xây dựng tàu con thoi là 14 triệu USD.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh "Sự thành công của thí nghiệm lần này là do nỗ lực làm việc siêng năng của các nhà khoa học. "

Trước đó, vào năm 2013, Ấn Độ đã cho ra mắt tàu con thoi Sứ mệnh Sao Hỏa với nhiệm vụ phóng một vệ tinh vào quỹ đạo của Hành tinh Đỏ. Tổng chi phí cho dự án này vào khoảng 74 triệu USD và đó chỉ là một phần nhỏ chi phí trong hàng loạt các dự án thăm dò sao Hỏa khác.

Thanh Hiền

(Theo ABCNews)

TIN LIÊN QUAN