"Chúng tôi lo ngại vì quyết định đơn phương của Trung Quốc, thông qua đạo luật có thể ảnh hưởng đến các thỏa thuận song phương hiện có về quản lý đường biên cũng như về vấn đề biên giới. Động thái đơn phương như vậy sẽ không liên quan gì đến những thỏa thuận mà hai bên đã đạt được trước đây, cho dù theo vấn đề biên giới hay việc gìn giữ hòa bình yên tĩnh dọc đường kiểm soát thực tế trong khu vực biên giới Ấn-Trung. Chúng tôi cũng trông đợi rằng Trung quốc tránh hành động theo kiểu viện dẫn đạo luật này mà có thể đơn phương thay đổi tình hình ở khu vực biên giới của Ấn Độ và Trung Quốc", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi tuyên bố.
Vấn đề chưa giải quyết xong của 2 nước
"Cả hai bên nhất trí tìm kiếm giải pháp công bằng, hợp lý và cùng chấp nhận được cho vấn đề biên giới, thông qua phương thức tham vấn trên cơ sở bình đẳng. Chúng tôi cũng đã ký kết một số hiệp định song phương, biên bản và thỏa thuận để gìn giữ hòa bình và yên tĩnh dọc tuyến phân chia thực tế trong khu vực biên giới của Ấn Độ và Trung Quốc", tuyên bố cho biết thêm.
Tình trạng căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu leo thang ở khu vực biên giới Ladakh hồi tháng 5 năm 2020, khi xảy ra loạt vụ xung đột giữa các đơn vị quân đội 2 nước ở khu vực hồ Pangong, khiến New Delhi và Bắc Kinh sau đó phải tăng cường hiện diện quân sự tại địa bàn này. Kết quả đối đầu khiến quan hệ giữa 2 nước trở nên lạnh nhạt, cụ thể Ấn Độ đã hủy bỏ một số hợp đồng mà các công ty Trung Quốc thắng thầu, cấm một số ứng dụng máy tính của Trung Quốc và hủy bỏ việc mua một số hàng hóa, thiết bị từ Trung Quốc.