* Trong 2 ngày 22 và 23/9, Tỉnh đoàn phối hợp Bộ đội Biên phòng Nghệ An, Báo Tiền Phong cùng các nhà tài trợ tổ chức chương trình Trung thu vùng lũ “Sẻ chia yêu thương”, mang đến niềm vui cho các em học sinh xã Na Ngoi, Mường Ải và Mường Típ huyện Kỳ Sơn.
Đây là các xã biên giới vừa bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra khiến cuộc sống của đồng bào và các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn…
Đường đến với trẻ em vùng lũ nhiều khó khăn, vất vả. Ảnh: Lê Thạch Chương trình đã trao gửi đến học sinh vùng lũ nhiều phần quà thiết thực, ý nghĩa. Ảnh: Lê Thạch Chương trình đã trao tặng các em học sinh của các nhà trường trên địa bàn 3 xã tổng số 1.552 chiếc áo ấm, 300 cặp sách, 7.700 quyển vở, 300 bánh trung thu, 300 đèn ông sao, 500 mặt nạ, 165 thùng mỳ tôm, 2 bộ máy tính cùng một số bánh kẹo và đồ dùng thể thao.
Chương trình còn trao tặng 15 suất học bổng Vừ A Dính của Trung ương Đoàn, Học bổng của Hội khuyến học cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tập tốt. Tổng số quà tặng của chương trình trị giá 500 triệu đồng.
Trao quà cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên học tập tốt. Ảnh: Lê Thạch Lê Thạch
* Tối 22/9, Liên quân Báo chí Nghệ An đã phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức Đêm hội Trăng Rằm và trao nhiều phần quà giá trị gần 300 triệu đồng cho trẻ em xã Bảo Thắng (Kỳ Sơn).
Đoàn trao quà cho các em học sinh nghèo. Ảnh: Xuân Hòa Tại đây, cùng với tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, đoàn đã trao gần 700 phần quà Trung thu cho gần 700 trẻ em tại xã Bảo Thắng, mỗi suất gồm: balo học sinh, bánh Trung thu, sữa, bánh kẹo.
Trước đó, đoàn đã tổ chức khám, phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Bảo Thắng; trao 50 thùng sữa, 100 suất học bổng, mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng cho các em học sinh tại Trường PTCS DTBT xã Bảo Thắng. Tổng giá trị các phần quà gần 300 triệu đồng.
Đêm hội Trăng Rằm đã đem niềm vui đến cho gần 700 trẻ em là con em đồng bào dân tộc Khơ mú tại xã Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Xuân Hòa Bảo Thắng là xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Đây là nơi sinh sống tập trung của 100% đồng bào dân tộc Khơ mú sống rải rác tại 5 bản với 462 hộ, trên 2.142 nhân khẩu, toàn xã hiện còn gần 63% hộ nghèo.