bna__me_va_con_nguoi_mien_nui_anh_ho_phuong_14337640_732019.jpgĐến với các bản, làng vùng miền núi xứ Nghệ, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh người mẹ, người bà địu con trên lưng để đi chợ, đi hái rau, đi lấy nước... kể cả đi lên rẫy, làm nương. Hầu như đi đâu, làm gì đứa con bé bỏng cũng luôn trên lưng mẹ. Khi con thức , mẹ vừa làm việc, vừa trò chuyện cùng con. Khi con mệt con ngủ thiếp trên lưng mẹ ấm áp, bình yên. Ảnh: Hồ Phương
Người Thái gọi những chiếc địu là "chạc ong" hay "phà chìa". "Chạc ong" của người Thái được làm đơn giản hơn người Mông với mảnh vải màu xám dài khoảng 2m và rộng chừng 80cm để nịt người con bên hông, sau lưng của mình mỗi lúc làm việc. Ảnh: Hồ Phương
Sau chiếc địu, những em nhỏ người Mông có thể ngủ ngon giấc trên lưng người mẹ. Ảnh: Hồ Phương

Một người bà ở xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương địu cháu xuống suối trong khi đi xúc cá. Ảnh: Đào Thọ
Kể cả đi cấy người mẹ đồng bào Thái, xã Lạng Khê, huyện Con Cuông cũng địu con đi. Người mẹ vừa làm việc, vừa có thể trò chuyện cùng con. Đây cũng là cách là người mẹ có thể chăm sóc con mọi lúc mọi nơi. Ảnh: Hồ Phương
Khi đi lấy nước ở suối, người mẹ cũng địu con đi... Ảnh: Hồ Phương

Vào mùa đông, thời tiết lạnh giá, ngoài chiếc địu, người mẹ Mông vẫn thường quấn thêm cho con của mình những chiếc chăn mỏng để giữ ấm cho con. Ảnh: Hồ Phương
 
Hình ảnh người con trên lưng không chỉ thể hiện sự tần tảo, vất vả của người phụ nữ vùng cao mà nó còn thể hiện một nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây. Ảnh: Đào Thọ