t2_tmwc3330686_7102018.jpgTrà hoa cúc: Từ lâu, trà hoa cúc trở thành một thức uống được yêu thích, không chỉ bởi hương thơm dịu mà còn bởi công dụng trong việc chữa trị nhiều bệnh. Trà hoa cúc thường được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng, viêm loét, tiêu chảy và viêm dạ dày. Ngoài ra, uống trà hoa cúc có thể giúp giảm đau bụng khi có kinh nguyệt và đau đầu do căng thẳng.
 
Trà Quế: Trà quế là một loại trà thảo mộc khác để trị tiêu chảy. Nó có đặc tính chống viêm, giúp kiểm soát vấn đề tiêu hóa, không gây kích ứng đường ruột và làm dịu dạ dày. Bạn chỉ cần ngâm 1 thìa bột quế hoặc 2 que quế nhỏ trong nước sôi trong 10 phút cùng 1 túi trà đen, nên dùng 2 lần/ngày.
 
Trà thì là: Có chứa chất chống oxy hóa, trà thì là chống đầy hơi và các tác nhân gây bệnh trong dạ dày. Uống trà thì là giúp điều trị tiêu chảy, đầy hơi và tăng cường hệ thống miễn dịch đồng thời chống mất nước cho cơ thể. Bạn chỉ cần cho 1 thìa hạt thì là vào một cốc nước sồi, ngâm trà trong 10 phút, nên dùng 2 lần/ngày.
 
Trà xanh: Trà xanh chứa tannin hoạt động như chất làm se trong màng nhầy của ruột. Điều này giúp cơ thể hấp thụ chất lỏng và làm dịu tình trạng viêm ruột. Bạn nên uống giữa các bữa ăn, tốt nhất là sau ăn để giảm tác dụng phụ của caffeine.
 
Trà húng tây: Trà húng tây có tính chất làm dịu và kháng khuẩn giúp giữ cho đường tiêu hóa và quá trình tiêu hóa ổn định. Đun sôi một cốc nước và thêm 1 muỗng cà phê húng tây. Để nguội trong 10 phút và dùng nó 1lần/ngày.
 
Trà bạc hà: Trà bạc hà có tác dụng chữa các bệnh dạ dày, giảm buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Giống như các loại trà khác, bạn có thể đun sôi nước cùng lá bạc hà, để nguội, cho thêm đường và uống.
 
Trà gừng: Gừng có chứa hai hợp chất gingerol và shogaol, có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm. Nước ép gừng tạo ra các enzyme cần thiết để tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chống lại các vi khuẩn gây tiêu chảy. Bạn chỉ cần dùng gừng tươi rửa sạch, thái lát, bỏ vào ấm và đun sôi trong 5 phút. Nếu khó uống, bạn có thể bỏ thêm muối, đường hoặc mật ong.
 
Trà ngải đắng: Ngải đắng giảm các vấn đề tiêu chảy do tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm của nó. Nó làm giảm viêm trong lớp màng ruột và sự mất nước. Chỉ cần ngâm một vài lá ngải đắng với nước sôi trong 10 phút, nên uống 2 lần/ngày.
 
Trà vỏ cam: Trà vỏ cam là một phương thuốc dân gian được sử dụng hàng trăm năm để ngăn chặn tiêu chảy. Vỏ cam rất giàu pectin, hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi hoặc probiotic trong ruột, do đó duy trì một hệ thống đường ruột khỏe mạnh. Để có một cốc trà vỏ cam, bạn chỉ cần thái vỏ cam thành miếng nhỏ, cho vào nồi và đun sôi nước, để nguội, thêm mật ong và sử dụng như nước uống hàng ngày.