Hàng trăm hòn đảo đá vôi ở Palau, các dãy núi 7 sắc cầu vồng ở Trung Quốc hay vườn quốc gia núi lửa ở Mỹ là những di sản thiên nhiên có cảnh quan ngoạn mục bậc nhất thế giới.
Đảo đá Nam Lagoon, Palau: Khu vực này gồm 445 hòn đảo đá vôi không có người ở, nằm rải rác trên biển, phía Tây Thái Bình Dương, được bảo vệ bởi các rạn san hô và là một cảnh quan tuyệt đẹp. Vẻ đẹp của khu vực này được nâng cao bởi một hệ thống san hô phức tạp với hơn 385 loài san hô với môi trường sống khác nhau. Nơi đây có nhiều loài thực vật, chim và sinh vật biển, trong đó có khoảng 13 loài cá mập. Ảnh: Unesco World Heritage Centre. Quần đảo Ogasawara, Nhật Bản: Quần đảo Ogasawara cách Tokyo khoảng 1.000 km về phía nam với 30 hòn đảo nhỏ. Theo Unesco, quần đảo có cảnh quan đa dạng và là nơi ở của nhiều loài động vật, bao gồm Bonin Flying Fox, một loài dơi nguy cấp đang bị đe dọa tuyệt chủng cùng 195 loài chim quý hiếm khác. Quần đảo Ogasawara là ví dụ nổi bật về quá trình tiến hóa đang diễn ra trong các hệ sinh thái đảo đại dương. Ảnh: The Asahi Shimbun via Getty Imag. Vườn quốc gia Yellowstone, Mỹ: Vườn quốc gia có diện tích khoảng 9.000 km2 với 96% nằm ở Wyoming, 3% ở Montana và 1% ở Idaho. Yellowstone nổi tiếng với điểm địa nhiệt, mạch nước phun cùng vẻ đẹp tự nhiên và các hệ sinh thái hoang dã, nơi nhiều loài quý hiếm và nguy cấp đang sinh sống. Bên cạnh đó, nơi đây còn là một trong số ít hệ sinh thái còn sót lại còn lại ở vùng ôn đới phía Bắc của trái đất, cung cấp địa điểm cho việc bảo tồn và nghiên cứu. Ảnh: Shutterstock/Kris Wiktor. Địa mạo Đan Hà, Trung Quốc: Địa Mạo Đan Hà là một khu vực rộng lớn, trải dài khoàng 1.700 km từ miền Đông Nam đến Tây Bắc của Trung Quốc với nhiều cảnh đẹp hùng vĩ như tranh vẽ. Trong đó nổi tiếng nhất là dãy núi Đan Hà “7 sắc cầu vồng”. Theo các nhà khoa học, núi “7 sắc cầu vồng” này là hiện tượng địa chất đặc biệt, chỉ có duy nhất ở Trung Quốc và được hình thành từ kỷ Phấn Trắng. Ngoài những dãy núi rực rỡ, độc đáo, Địa mạo Đan Hà còn có nhiều sông suối và thác nước hùng vĩ mang đến một khung cảnh thiên nhiên phong phú và ngoạn mục. Ảnh: Getty/Sino Images. Đảo Fraser, Australia: Đảo Fraser nằm ngoài khơi bờ biển phía Đông, dọc theo tiểu bang Queenland, cách thành phố Brisbane khoảng 200 km về phía Bắc. Hòn đảo có chiều dài khoảng 123 km và là đảo cát lớn nhất thế giới với diện tích khoảng hơn 1.800 km2. Hòn đảo có cảnh quan tuyệt đẹp với hơn 250 km bãi biển cát trải dài, những vách đá đầy màu sắc nổi bật cùng hơn 100 hồ nước ngọt có màu sắc khác nhau. Ngoài ra, Fraser còn có rừng nhiệt đới phong phú phát triển trên những cồn cát dọc theo bờ biển phía bắc. Ảnh:Getty/Lonely Planet. Đồng bằng Okavango, Botswana: Vùng đồng bằng Okavango là nơi sinh sống của một số loài động vật có vú đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới như báo Gêpa, tê giác trắng, tê giác đen, chó hoang châu Phi và sư tử. Okavango gồm các vùng đầm lầy vĩnh viễn và đồng bằng bị ngập nước theo mùa. Một trong những đặc điểm độc đáo của khu vực này là các loài thực vật và động vật bản địa đã đồng bộ hóa chu trình sinh học của chúng để thích nghi với những cơn mưa theo mùa và lũ lụt hàng năm từ sông Okavango. Ảnh: Getty /AWL Images RM. Vườn quốc gia núi Rocky, Canada: Vườn quốc gia núi Rocky của Canada gồm 4 vườn quốc gia và 3 công viên tỉnh với nhiều đỉnh núi hùng vĩ, thác nước, hẻm núi, hồ, sông băng, suối nước nóng. Đồng thời, nơi đây còn là khởi nguồn của các con sông chính tại Bắc Mỹ như sông Athabasca, Saskatchewan, Columbia hay sông Fraser. Ngoài ra, vườn quốc gia núi Rocky còn có đa dạng sinh học cao cùng cảnh quan tự nhiên ngoạn mục như rừng thông tự nhiên, hồ nước xanh ngọc, đá phiến sét Burgess hay các hóa thạch và động đá vôi. Ảnh: Shutterstock/BGSmith.
Vườn quốc gia Hawaii Volcanoes, Mỹ: Vườn quốc gia được thành lập vào năm 1916 và là kết quả của 30 triệu năm dưới tác động núi lửa, migration và tiến hóa tạo ra một hệ sinh thái hỗn hợp, là nơi sinh sống của một số loài chim quý hiếm. Bên cạnh đó, nơi đây còn có 2 ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới là Mauna Loa và Kilauea cùng những vụ phun trào núi lửa khiến cảnh quan thay đổi liên tục. Ảnh: Getty/Mint Images RM.
Các đảo gần Nam Cực của New Zealand: Khu vực này gồm 5 nhóm đảo và quần đảo của New Zealand bao gồm quần đảo Snares, quần đảo Bounty, quần đảo Antipodes, quần đảo Auckland và đảo Campbell ở Nam Đại Dương, phía đông nam New Zealand. Các hòn đảo này có tính đa dạng sinh học cao và là nơi sinh sống của nhiều động vật hoang dã. Nơi đây có tới 126 loài chim, trong đó có 40 loài chim biển và 5 loài đặc hữu chỉ sống tại đây. Ảnh:Getty.
Theo Zing