Hạt kiều mạch ăn kèm sữa 

080247-1.jpg

Loại ngũ cốc này giàu sắt trong khi sữa chứa nhiều canxi, khi kết hợp cùng lúc sẽ làm cản trở cơ thể hấp thụ sắt. Cách đơn giản nhất để chế biến hạt kiều mạch là nấu cùng nước thành dạng cơm hoặc cháo. 

Ăn cơm lúc tối muộn 

Cơm chứa nhiều tinh bột và có lượng calo cao nên khi ăn vào tối muộn, cơ thể sẽ không có đủ thời gian để đốt cháy calo, khiến bạn khó kiểm soát cân nặng.

Tiêu thụ thịt lúc tối muộn 

Thịt có hàm lượng protein cao, khi tiêu thụ loại thực phẩm này vào buổi tối hoặc sát giờ ngủ có thể khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá mức, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Không gọt vỏ khoai tây

Thói quen chế biến khoai tây cả vỏ của người phương Tây đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Vỏ của loại thực phẩm này có chứa nhiều vitamin B3, PP, kali, niacin... giúp ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trường hợp khoai tây chuyển màu xanh, việc gọt vỏ là cần thiết để hạn chế solanine, có nguy cơ gây ngộ độc. 

Bỏ vỏ kiwi

Vỏ của trái kiwi có hàm lượng vitamin P (còn gọi là quercetin) rất cao, có vai trò như một chất chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Để không lãng phí nguồn dinh dưỡng này, bạn hãy làm sạch phần lông tơ bám trên trái kiwi và thưởng thức cả phần vỏ.

Ăn sống cà rốt

Cà rốt chứa nhiều beta carotene - tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Ăn sống hay uống nước ép cà rốt là thói quen tốt, có lợi cho làn da, sức đề kháng. Tuy nhiên, bạn cũng nên bổ sung cả cà rốt được nấu chín trong chế độ ăn bởi cách này sẽ giúp cơ thể dễ hấp thụ các dinh dưỡng hơn 5 lần so với việc ăn sống. 

Chế biến quá kỹ măng tây

Khi măng tây bị chiên xào quá lâu sẽ giảm lượng vitamin, chất chống oxy hóa. Để đảm bảo dinh dưỡng, bạn chỉ nên xào sơ qua khoảng 5 phút.

Thêm sữa vào trà, cà phê

Thêm sữa vào trà hay cà phê giúp các thức uống này thơm ngon hơn tuy nhiên casein có trong sữa làm tiêu biến các chất có lợi cho sức khỏe ở trong trà. Đồng thời, khi cho sữa vào trà hay cà phê sẽ khiến bạn dễ béo.