a19387883_1842019.jpgThoa một lớp mỏng sữa chua/ sữa tươi không đường lên phần da bị cháy nắng sẽ giúp giảm nhiệt, đau rát.
Giấm táo có thể làm dịu vết cháy nắng. Dùng khăn mềm nhúng vào giấm táo rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da.
Thoa một lớp mỏng mật ong lên vùng da bị cháy nắng. Bạn cũng có thể kết hợp mật ong với sữa hoặc nước cốt chanh (lưu ý cho một lượng vừa đủ).
Bột của khoai tây có tác dụng phong bế tác hại của ánh nắng lên da. Thái thành lát chà lên những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. Hoặc nghiền nát đắp lên những vùng da bị cháy nắng.
Trong trà có chứa các hợp chất catechin có tác dụng bảo vệ da trước nguy cơ cháy nắng. Ngoài ra, trà còn có chứa acid tanic có tác dụng làm giảm đen, sạm da do tác động của môi trường tự nhiên. Mỗi ngày nên uống 2 cốc trà.
Tác dụng tốt nhất của dưa chuột là dùng làm mặt nạ đắp lên những vùng da bị cháy để giảm đen da và phục hồi sức khỏe cho da. Ngoài ra có thể dùng nước ép dưa chuột, bổ sung glycerin và dầu hoa hồng và thoa lên da sẽ hạn chế nguy cơ bị cháy nắng.
Luộc rau diếp (luộc kỹ) lọc lấy nước và cho tủ lạnh trong vài giờ sau đó dùng bông thấm và lăn nhẹ lên vùng da cháy nắng, làm vài lần mỗi ngày.
Dùng lá to bóc hết vỏ lấy phần ruột trắng bên trong và ép lấy nước, bôi lên vùng da bị cháy. Trước khi dùng nên thử, nếu không bị dị ứng mới dùng tiếp.