Để tiết kiệm tiền, nhiều người mua xà phòng loại giặt tay để dùng giặt máy hoặc mua bột giặt, nước giặt cho cửa trên để dùng cho máy cửa trước, điều này ảnh hưởng đến máy bởi loại xà phòng giặt tay hay giặt cửa trên cho lượng bọt rất nhiều, có thể dẫn đến bọt trào ra ngoài thùng, gây hư hỏng các bộ phận của máy. Khi xả quần áo cũng tốn nước hơn vì phải xả nhiều lần mới hết bọt.
Việc cho quá nhiều bột giặt có thể cản trở khoang chứa trong máy giặt và gây mùi khó chịu; còn cho nhiều nước làm mềm vải sẽ khiến quần áo lâu khô ráo. Hãy đọc kỹ lượng dùng mỗi loại và đừng quên đong theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
4. Bỏ quên đồ kim loại trong đồ giặt
Những chìa khóa, bật lửa, cắt móng tay… nếu văng ra trong quá trình máy đang vận hành có thể mắc kẹt trong các khe, gây chập cháy vì máy giặt đang hoạt động cao bị ngừng đột ngột. Hoặc ít tệ hơn, những đồ vật này cũng làm xước lồng giặt, ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.
5. Giặt với khối lượng không phù hợp
Vì thế, tốt nhất là căn đúng khối lượng quần áo cho một lần giặt tương đương với qui định trọng lượng máy giặt. (thông thường mức quần áo khô khi bỏ vào có thể ước lượng khoảng 4/5 so với chiều cao của lồng giặt).
6. Để quần áo đã giặt trong máy qua đêm
Để hạn chế vi khuẩn và mùi hôi trong lồng giặt bạn cũng có thể sử dụng máy giặt không lỗ bởi thiết kế này cho phép ngăn ngừa sự phát sinh nấm mốc ở bên ngoài lồng giặt cũng như sự xâm nhập của chúng vào bên trong gây ra mùi hôi khó chịu.
Để ngăn bụi bẩn, có người thường đóng chặt cửa máy giặt, thậm chí cẩn thận hơn còn phủ kín khăn hoặc nylon để che cho máy giặt. Tuy nhiên, đóng cửa máy giặt sau khi kết thúc chu trình giặt là cách đang "nhốt" vi khẩn ở trong máy, tạo điều kiện lý tưởng để sản sinh ra nấm mốc và mùi hôi.
8. Không vệ sinh máy giặt
Ngoài ra ngăn chứa nước giặt và nước xả cũng cần tháo ra đánh thường xuyên bởi phần lớn các dung dịch giặt sẽ được nước xối xuống lồng nhưng đôi khi vẫn đổ tràn ra rìa, nếu không vệ sinh sẽ dễ gây nấm mốc.