1. Ba học sinh tiểu học ăn lá ngón tự tử ngay sau ngày đầu nhập học
Do ăn lá ngón quá nhiều, nên em Xồng Bá D. đã tử vong trên đường chưa đến trạm cấp cứu, còn em Bá X. và Bá R. đã được cứu sống sau đó.
2. Không được học lái xe, nam thanh niên ăn lá ngón tự tử
Vào khoảng 6h ngày 20/9/2017, người dân địa phương tá hỏa phát hiện anh Moong Văn H. (20 tuổi, trú ở bản Kim Đa, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn) tử vong trong tư thế nằm sấp cạnh lùm cây ngay QL16, đoạn qua bản Kèo Lực 2. Sau đó, mọi người đã thông báo lên chính quyền địa phương.
Theo ông Nghĩa, anh H. ăn lá ngón tự tử vì gia đình ngăn cấm việc đi học lái xe do nhà nghèo không có tiền.
Nạn nhân là Mùa Bá Thái, 18 tuổi tử vong tại một khu rừng gần bản. Một nạn nhân khác từ là Xồng Y Khù, trú cùng bản.
Theo người dân địa phương nguyên nhân của vụ tự vẫn là do đôi trai gái này bị gia đình cấm đoán không cho lấy nhau vì chưa đủ tuổi kết hôn.
5. Ba người chết do tự tử bằng lá ngón
Liên tiếp trong thời gian từ 20 đến 29/10/2014, tại địa bàn các bản đồng bào dân tộc Mông thuộc xã Tri Lễ, huyện Quế Phong đã xảy ra 3 vụ tự tử bằng lá ngón, làm chết 3 nạn nhân.
Cụ thể: Ngày 20/10, Xồng Pó S, SN 1988, ở bản Huồi Mới 1, do những mâu thuẫn trong gia đình không giải quyết được đã ăn lá ngón để tự vẫn.
Tiếp đó, vào hồi 17h, ngày 25/10, em Thò Bá L, SN 1999, con ông Thò Tồng Dê và bà Mùa Y Trử, ở bản Pà Khốm do mâu thuẫn với cha mẹ đã ăn lá ngón dẫn đến tử vong.
Vụ thứ ba là vào hồi 18h, ngày 29/10, chị Lỳ Y C, SN 1997, ở bản Mường Lống do mâu thuẫn với chồng là Vừ Bá Lồng và bố mẹ chồng nên đã ăn lá ngón. Gia đình phát hiện và đưa nạn nhân về bản cứu chữa nhưng do bị nhiễm độc nặng đã tử vong.
Lấy chồng được 8 tháng, nhưng cuộc sống của Xồng Y N. (17 tuổi, trú tại xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, Nghệ An) luôn gặp bế tắc do thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với chồng.
Đỉnh điểm là ngày 26/10/2016, N. và chồng tiếp tục xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cãi vã. Bực tức, N. bỏ về nhà mẹ đẻ. Tại đây, do buồn chán và nghĩ quẩn, N. đã lên rừng hái lá ngón ăn. Dù được người thân và hàng xóm phát hiện, đưa đi cấp cứu, nhưng N. đã tử vong ngay sau đó.
Đặc điểm của cây ngón
Cây lá ngón là một loại dây mọc leo, thân và cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hoặc hơi từ, mép nguyên, bóng nhẵn, dài 7-12 cm, rộng 2,5-5,5 cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá. Cánh hoa màu vàng. Mùa hoa tháng 6, 8, 10. Quả là một nang, màu nâu hình thon, dài 1 cm, rộng 0,5 cm. Hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt, hình thận.
Thành phần có thể giết người trong loại cây này là các alkaloid chứa trong toàn bộ cây, độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Alkaloid trong lá ngón được hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa chỉ từ 5-30 phút. Thời gian tử vong trung bình từ 1-7,5h.
Triệu chứng ngộ độc lá ngón
- Đau bụng, buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi, bí đái, da lạnh, vã mồ hôi, yếu mệt cơ tay chân khó vận động, nặng liệt cơ hoàn toàn
- Giãn đồng tử dẫn đến nhạy cảm với ánh sáng, chói mắt, sụp mi và liệt cơ hàm dưới dẫn đến rơi hàm dưới không khép được vào miệng.
- Thở yếu, thở chậm dẫn đến suy hô hấp; nhịp tim chậm, huyết áp tụt có thể dẫn đến ngừng tim; tăng phản xạ gân xương, co giật.
- Nạn nhân tử vong có nguyên nhân do liệt cơ, suy hô hấp và ngừng tuần hoàn.
Sơ cứu khi ngộ độc lá ngón
Người ngộ độc lá ngón cần phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp sơ cứu, hạn chế hấp thu độc tính vào cơ thể.
Trước hết, chúng ta phải tìm mọi cách gây nôn cho bệnh nhân. Bạn có thể dùng cách chọc tay vào sâu bên trong cổ họng bệnh nhân, khi ngón tay chọc vào gốc lưỡi, phản xạ nôn sẽ xuất hiện. Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc lông gà ngoáy vào trong cổ họng bệnh nhân. Lông tơ sẽ chạm vào thành họng và gây nôn.
Sau khi gây nôn, người thân phải nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện để bác sĩ thực hiện các kỹ thuật cấp cứu tiếp theo như rửa dạ dày bằng nước ấm, uống than hoạt,…
Hiệu quả cấp cứu chỉ khi được thực hiện sớm dưới 1h.