Bài viết là quan điểm của một nhà tâm lý học trước thực trạng ly hôn đang diễn ra khá phổ biến hiện nhau, Brightside đưa tin.
Kết hôn khi có tiềm lực kinh tế là một thế mạnh không thể phủ nhận. Một khi có tiền, nó sẽ giúp hôn nhân tốt hơn rất nhiều. Khi không có tiền, mọi lời bạn nói trở nên thiếu trọng lượng. Tình yêu khi trưởng thành là nâng đỡ nhau, giúp nhau cùng tốt lên. Kết hôn khi còn trẻ, con người đôi khi vì sĩ diện mà không biết trân trọng người mình yêu. Tình yêu, trước hết là cho đi. Nhìn người mình yêu khỏe mạnh, hạnh phúc là điều mà thường chỉ những người trưởng thành, chín chắn mới nhận ra và làm được. Người trẻ, nông nổi thường vẫn còn nghĩ đến bản thân nhiều hơn nghĩ cho người khác. Một trong những khía cạnh chính của tình yêu nữa là ý chí. Khi kết hôn, chúng ta thề nguyện luôn bên nhau, yêu dù cho có trải qua khó khăn, bệnh tật. Điều này có nghĩa tình yêu không chỉ là cảm xúc, nó còn là một quyết tâm cùng nhau vượt qua cám dỗ, cùng hướng đến một mục tiêu. Cứ giận nhau, rồi đòi bỏ đi, xúc phạm nhau thì chẳng mấy mà tan! Tình yêu còn là tôn trọng cá tính của nhau. Khi trưởng thành người ta có thể sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu đối phương. Từ đó, gây dựng lên được mối quan hệ không áp lực, hai bên đều tôn trọng không gian riêng của nhau. Lắng nghe người khác cũng như lắng nghe người bạn đời là một thành tố giúp bạn thành công. Sau khi kết hôn, việc lắng nghe người vợ/ chồng dù có nhàm chán thế nào đi nữa thì bạn cũng cần phải cố gắng. Trong cuộc sống vợ chồng, mâu thuẫn là không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là các bạn có ngồi lại lắng nghe nhau, nhận lỗi với nhau hay không. Khi trưởng thành, con người làm điều này dễ hơn những người trẻ nông nổi.