Dịch vụ Internet Banking giúp bạn quản lý tiền bạc dễ dàng hơn, nhưng đồng thời cũng đi kèm theo các vụ tấn công tiềm tàng. Với một vài mẹo đơn giản như trên, bạn có thể giữ an toàn cho các thông tin tài khoản của mình và an tâm khi sử dụng dịch vụ online.

1. Cẩn trọng với máy tính nơi công cộng

2741859_522018.jpg
Để truy cập vào tài khoản Internet Banking, tốt nhất bạn nên sử dụng máy tính cá nhân tại nhà và hạn chế tối đa máy tính, mạng không dây công cộng. Bởi các mạng này thường có những rủi ro không lường trước.

Chẳng hạn như hacker có thể sử dụng các công cụ đặc biệt để thu thập các gói tin trong mạng, từ đó tìm kiếm ra các thông tin cá nhân của người dùng. Hoặc các máy tính công cộng chưa được cài đặt phần mềm rà quét diệt virus nên dễ bị đánh cắp thông tin... Hơn nữa, nơi công cộng có rất nhiều người nên dễ bị theo dõi, nhìn lén khi bạn đăng nhập vào dịch vụ.

2. Luôn bảo vệ kỹ mật khẩu

Đổi mật khẩu sớm nhất có thể khi vừa nhận được thông tin kích hoạt dịch vụ để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng Internet Banking. Tuyệt đối không tiết lộ cho người khác biết. Khi sử dụng, bạn không nên cài chế độ lưu mật khẩu khi trình duyệt đề nghị.

Ngoài ra, không nên thay đổi mật khẩu hoặc đăng nhập mật khẩu nơi công cộng có nhiều người. Khi đặt mật khẩu, không dùng các ký tự dễ đoán như ngày sinh, số điện thoại, tên. Mật khẩu nên gồm các ký tự cả chữ hoa, chữ thường, con số và ký tự đặc biệt.

Nên thay đổi mật khẩu thường xuyên và không nên viết mật khẩu ra giấy hoặc những nơi người khác dễ nhìn thấy. Thoát khỏi Internet Banking khi đã tiến hành thao tác xong và đóng cửa sổ trình duyệt. Luôn khóa hoặc tắt máy tính khi bạn tạm dời máy tính hoặc để không trong một thời gian dài.

3. Kích hoạt tính năng xác thực hai yếu tố

Khi ngân hàng của bạn có dịch vụ Internet Baking, chắc hẳn họ nên cung cấp tính năng xác thực hai yếu tố cho người dùng. Đây là một bước phòng thủ thứ hai sau mật khẩu thông thường của bạn, như gửi bạn một mật mã hoặc hỏi câu hỏi bảo mật. Nếu ngân hàng bạn sử dụng cung cấp tính năng này thì hãy bật nó. Nó ngăn chặn rò rỉ mật khẩu từ việc mở tài khoản của bạn và giúp an toàn hơn.

4. Chỉ nên giao dịch với những website thanh toán uy tín

Hacker có thể dễ dàng lấy thông tin (tên, số tài khoản, số thẻ tín dụng…) khi bạn khai báo trên các trang web không uy tín.

Do vậy, để đảm bảo tính an toàn, bảo mật, bạn chỉ nên tiến hành giao dịch trên các trang web đã được cấp phép và có uy tín. Muốn vậy, trước khi quyết định mua sản phẩm từ một website nào đó, nên tìm hiểu kỹ thông tin về website đó. Hãy tìm xem các thông tin về địa chỉ, thông tin liên lạc… hoặc tham khảo những tin tức liên quan của trang web đó từ Internet.

5. Tuyệt đối không nhấn vào đường link của các email spam

 Các spam mail thường gửi đến bạn những lời mời chào hấp dẫn, những sản phẩm khuyến mãi với giá cả giảm nhiều lần so với giá gốc, kèm theo đó là đường link để người dùng có thể khai báo thông tin tài khoản và đặt mua hàng... Do đó, khi gặp những đường link này, bạn tuyết đối không được nhấn vào, bởi nhiều khi đó là những chương trình virus, nó sẽ đánh cắp thông tin tài khoản của bạn.

Trong trường hợp có những nghi ngờ liên quan đến thư mạo danh, hoặc cho rằng thông tin cá nhân của mình đã bị lộ, bạn cần liên hệ ngay với ngân hàng để được bộ phận hỗ trợ xử lý kịp thời.

6. Đăng ký sử dụng dịch vụ bảo mật OTP

Với dịch vụ này, nếu hacker có biết được tên tài khoản và mật khẩu của bạn thì cũng không thể đăng nhập được vào hệ thống tài khoản ID.

Bởi để đăng nhập được vào hệ thống tài khoản ID, bạn phải có được mã xác thực OTP. Mã xác thực này sẽ được gửi tới đúng số điện thoại mà bạn đã đăng ký bảo mật với ngân hàng. Mỗi mã xác thực chỉ có giá trị sử dụng một lần duy nhất.

Khi bị mất điện thoại, tài khoản của khách hàng vẫn được đảm bảo an toàn vì để thực hiện được giao dịch, cần đăng nhập bằng mật khẩu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khách hàng nên liên hệ ngay với ngân hàng để được tạm khóa thuê bao đăng ký.

7. Kiểm tra trang web ngân hàng có hợp pháp không

Ngày nay, khả năng giả mạo trang web là rất cao, ngay cả sau khi bạn đã nhập đúng URL. Khi bạn truy cập vào trang web của ngân hàng, hãy dành một chút thời gian để đảm bảo bạn thực sự đang tìm kiếm trang web hợp pháp.
Nếu URL dẫn đến trang web ngân hàng của bạn không có chứng chỉ bảo mật hoặc "https: //" khi bắt đầu thì có thể bạn đang ở trên trang web giả mạo.