Dưới đây là những kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh homestay để đạt hiệu quả và thành công.

1. Khoanh vùng khách hàng tiềm năng

7 bí quyết kinh doanh homestay thành công ảnh 1

Đây là yếu tố then chốt quyết định việc kinh doanh homestay của bạn thành công hay thất bại. Bởi đặc điểm nhóm tính cách, tuổi tác của khách hàng tiềm năng sẽ quyết định bạn lựa chọn vị trí địa lý mở homestay ở đâu; trang trí homestay như thế nào để khách ở một lần lại muốn đến lần sau. 

Bạn có thể lựa chọn họa tiết, cách trang trí theo phong cách cổ điển hoặc hiện đại nhưng phải mang lại một nét riêng, độc nhất không thể lẫn vào bất cứ đâu; sự khác biệt của bạn phù hợp với yêu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng thì sẽ là điểm mạnh để hái ra tiền.

2. Chọn vị trí "đắc địa"

Nếu bạn muốn mở homestay ở những địa điểm thu hút khách đu lịch thì hãy để ý xung quanh: Cảnh quan xung quanh homestay càng rộng, càng nên thơ thì khả năng thu hút khách càng cao. Bởi vì ngoài nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn và ngắm cảnh, nhu cầu của nhiều bạn trẻ là chụp hình lưu niệm...

Như vậy, chỉ cần homestay có view đẹp, bạn đã có một lợi thế hơn hẳn các homestay khác.

3. Thiết kế homestay độc đáo với nhiều loại phòng

Ngoài vị trí đẹp, không gian trong homestay cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kinh doanh thành công. Các homestay hướng đến khách hàng là các bạn trẻ thì thiết kế càng phải bắt mắt, độc đáo riêng biệt thì càng dễ dàng thu hút khách.

Nếu bạn muốn mang dấu ấn cá nhân, hãy thiết kế theo gu của bạn. Nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố đẹp - độc - lạ. Bởi chính cái tôi cá nhân của bạn sẽ luôn có sức hút lâu bền.

Ngoài ra, bạn cần chia thành nhiều loại phòng với mức giá khác nhau để phục vụ nhu cầu đa dạng; có phòng đơn cho những khách thích không gian riêng tư, phòng đôi cho các cặp tình nhân, đôi bạn thân, hay phòng tập thể cho nhóm bạn đi du lịch...

4. Trang trí bếp và dụng cụ nhà bếp thiết yếu

Làm sao để biến homestay của mình trở thành ngôi nhà ấm cúng, vui vẻ, thân thiện là câu hỏi mà bất kì chủ homestay nào cũng muốn tìm lời giải. Bởi chỉ khi du khách cảm thấy vui vẻ, thoải mái trong chính căn phòng thì họ mới có ý định quay lại hoặc giới thiệu cho bạn bè người quen.

Và bí kíp để giữ chân du khách là chính căn bếp tiện nghi. Bởi trong mỗi căn nhà, gian bếp đại diện cho sự ấm cúng, thân thuộc… Vì vậy, muốn mở homestay thu hút khách bạn không nên bỏ qua khâu đầu tư cho gian bếp chung tiện nghi và luôn sạch sẽ.

  • 5. Có chính sách khuyến mãi, giảm giá
  •  
  • Chính sách giảm giá hay những món quà tặng kèm luôn mang lại những niềm vui nho nhỏ cho những du khách. Bạn có thể giảm giá cho những du khách khi họ đồng ý chụp hình với homestay của bạn và đăng lên trang cá nhân.

  • Những dịch vụ tặng kèm như một ly cafe nóng hổi, một bữa sáng đạm bạc mang tính chất vùng miền cũng rất được lòng du khách.
  •  
  • Một mẹo nhỏ nữa là bạn có thể đầu tư những món quà nhỏ xinh làm vật lưu niệm khi du khách rời đi. Đây là một cách tiếp thị rất thông minh bởi những hiện vật mang dấu ấn của bạn sẽ khiến họ nhớ lâu hơn về ngôi nhà này. Nhờ vậy, khả năng sẽ có nhiều người biết đến homestay của bạn sẽ cao hơn.

6. Lập kế hoạch marketing

Dù homestay của bạn có đẹp, lạ đến đâu mà không đầu tư quảng cáo sẽ dễ bị lãng quên. Hiện nay, các kênh về du lịch, ẩm thực, mạng xã hội,... là những kênh tốt để bạn giới thiệu ngôi nhà của mình đến với các bạn trẻ đang có nhu cầu.

Việc xây dựng và thiết kế Website homestay riêng, đầu tư về hình ảnh phòng ốc cũng là hướng đi lâu dài và bền vững để tạo uy tín, từng bước xây dựng thương hiệu homestay của mình lớn mạnh hơn.

7. Đầu tư kiến thức quản trị nhà hàng khách sạn

Trong quá trình kinh doanh homestay có thể phát sinh thêm nhiều vấn đề quản lý tài chính, con người,… chính vì thế, bạn cần có những kiến thức để tránh rủi ro.

Ngày nay, nhiều khóa học quản lý nhà hàng ngắn hạn ra đời, thích hợp cho những người đầu quân cho lĩnh vực du lịch. Và đầu tư cho kiến thức không bao giờ lỗ, chỉ giúp bạn thành công chứ không thất bại.